Miền đất lạ – Ấn tượng của nghệ thuật

Jakkai Siributr là một họa sĩ nổi tiếng người Thái Lan, anh tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành trang trí trên vải ở Trường Đại học Indiana và lấy bằng thạc sĩ khoa học nghệ thuật tại Philadelphia, Mỹ. Vừa qua, anh đã đưa các tác phẩm nghệ thuật của mình đến triển lãm ở New York. Cách bày tỏ tư tưởng Phật giáo bằng nghệ thuật phương Tây đã tạo được ấn tượng sâu đậm đối với công chúng thưởng lãm.

Jakkai Siributr là một họa sĩ  nổi tiếng người Thái Lan,  anh tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành trang trí trên vải ở Trường Đại học Indiana và lấy bằng thạc sĩ khoa học nghệ thuật tại Philadelphia, Mỹ. Vừa qua, anh đã đưa các tác phẩm nghệ thuật của mình đến triển lãm ở New York. Cách bày tỏ tư tưởng Phật giáo bằng nghệ thuật phương Tây đã tạo được ấn tượng sâu đậm đối với công chúng thưởng lãm.

Những bức tranh thêu bằng thảm được trang trí dày đặc hai bề mặt bức tường Câu lạc bộ Nghệ thuật quốc gia ở New York. Điều làm nên sự khác biệt giữa chúng là những câu thần chú bằng chữ Thái và những mảng màu khác nhau. Họa sỹ Jakkai Siributr đã mang tư tưởng Phật giáo Thái lồng vào trong con tim của người New York. Với tên gọi Miền đất lạ, cuộc triển lãm đã đưa ra vấn đề: làm thế nào để trở thành một người Phật tử chân chánh trong thế giới hiện đại.

Họa sĩ nói: “Người nước ngoài có thể không nắm bắt hết được những gì tôi muốn chuyển tải, đặc biệt là những chữ Thái. Tôi muốn nói, họ không cần phải hiểu. Điều đó giống như người Thái không cần phải hiểu nghĩa đầy đủ những bản kinh Pali hay Sanskrit mà họ đã học thuộc lòng”.

Những tác phẩm nghệ thuật hội họa này bắt đầu được giới thiệu với thế giới từ hôm mùng 4 đến 22 tháng 10 năm 2005, và đây là lần thứ hai người New York có cơ hội trực tiếp thưởng thức những tác phẩm trên thảm thêu của họa sĩ Jakkai. Những tác phẩm này chẳng phải mới đến lần đầu với những vùng đất lạ. Khi Jakkai đang trong thời gian hoàn thiện những tác phẩm của mình, chúng đã lộ diện trong một sự kiện Quan điểm nghệ thuật được tổ chức tại khu phố Thụy Sĩ ở Murten (Đức) vào tháng 7 năm 2005. Lần đầu sang Mỹ, toàn bộ 12 tác phẩm hoàn thành và đã được giới thiệu ở khách sạn Met, Bangkok vào một ngày của tháng 9 trước khi được đưa đi, sau khi kết thúc đợt trưng bày, toàn bộ được chuyển về nước. Anh nói, cuộc trưng bày lần này cũng cắt ngang công việc, những bức tranh cần phải kiện toàn thêm nữa.

Với một số người, trông chúng chẳng có ấn tượng gì. Nhưng với một họa sĩ đã dành nhiều năm để tạo nên những mảng gắn kết với nhau trên nền vải để tạo nên những nét đặc trưng của tác phẩm là cả một sự nỗ lực lớn. Anh nói: “Tôi đã cảm thấy thỏa mãn với lần trưng bày này. Những mảng thêm vào trong bức tranh hay bức biếm họa không thể thực hiện trước, bởi vì kỹ thuật không cho phép”. Anh giải thích, những vướng mắc trước đây xuất phát từ sự giới hạn của tư duy, bởi vì, có một vị giáo sư đã cho rằng, vải không thể sử dụng làm biểu tượng, mà chỉ đóng góp trong từng mảng thôi. Mặt khác, vải không thể dùng để vẽ tranh, bởi vì ông ta cho rằng vải và tranh sơn là hai thế giới khác biệt không thể dung hợp với nhau. Vì thế, trong lần trưng bày đầu tiên, anh đã trình giới thiệu hai phần khác nhau: tranh vẽ và những mảng vải trừu tượng. Dần dần, anh anh ghép những bức vẽ lên vải, kết quả là những bức thảm thêu đầy màu sắc với những bức hình trên đó. Sau đợt triển lãm, anh thêm những hình thú bằng cách thêu chúng lên thành từng mảng. Thế nhưng, anh nói, vẫn chưa tìm thấy hướng đi đúng cho đến khi tham dự đợt triển lãm này. Anh nói thêm: “Tôi thử tạo những mẫu nhân vật lên bức thảm mà không để chúng giống những nét vằn vện. Tôi đã nỗ lực rất nhiều để thoát khỏi mọi sự sai sót”.

Với sự đột phá của mình, những con vật, từ chó, vịt đến hươu cao cổ và thỏ đang nhảy múa tự do trên các bức tranh của anh.

Anh thừa nhận: “Ban đầu, tôi không đủ tự tin rằng, mọi người sẽ đón nhận những tác phẩm của tôi, những thứ kết nối giữa trừu tượng và tranh vẽ. Thế nhưng, chúng lại được đón nhận rất nồng nhiệt ở Thụy Sĩ. Có rất nhiều người quan tâm đến những tác phẩm của tôi, đặc biệt là trẻ em và người già. Tôi tin rằng, mình có thể đến với mọi người thông qua những tác phẩm của mình”.

Hơn nữa, những con thú đã trở thành nhân vật chính của bức tranh trong các kỳ trưng bày trước, anh đã giới thiệu những nhân vật này với bộ mặt đen, đôi mắt người đầy sầu muộn. Anh giải thích: “Đó là tôi!”, rồi gọi đó là sự tự phản ánh bộ mặt đầy lo âu. Theo Steven Pettifor, người tổ chức phòng trưng bày, những đặc trưng đó, tác giả thừa nhận sự yếu ớt ẩn bên trong, với những cảm xúc tựa như có một ai đó nữa trong đầu anh ta”.

Anh đã lắng nghe rất nhiều lời bình phẩm xung quanh mình, đặc biệt là những sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày: Phật giáo. Rất lạ lẫm, những mảng ghép trong tranh liên quan đến tôn giáo không đơn thuần là chỉ Đức Phật hay bất cứ vị Thánh giả nào.

Anh giải thích: “Phật giáo là một phần tôn giáo trong tôi. Phật giáo với tôi như là phương pháp tạo nên sự cân bằng trong cuộc sống”. Anh cũng thừa nhận, mọi việc thật không dễ dàng chút nào khi mọi vật diễn ra xung quanh khác hẳn với những gì anh được truyền trao khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Anh nói thêm: “Bởi vì, chúng ta đang chấp chặt vào những khái niệm đã hình thành cách đây hàng ngàn năm, đôi lúc chúng ta nghĩ mình đang ở trên miền đất lạ. Với tôi, đó chẳng phải là công việc bởi vì có quá nhiều lý thuyết không thể ứng dụng vào đời sống hiện nay”.

Điều mà người nghệ sĩ này muốn bày tỏ, làm sao mà người ta cứ cho rằng những người Phật tử tụng kinh là không đúng hay họ không thật sự quan tâm đến những nghĩa của kinh. Kết quả là một vài bài chú bị xuyên tạc, lặp đi lặp lại hay thiếu mạch lạc. Trên bức tranh Người nương tựa, những từ cầu nguyện được xếp đặt rải rác trên hình Jakkai làm nền. Những ý tưởng được thể hiện trong bức tranh Ngày đến ngày đi rất khác biệt. Ở đó 10 ký tự Thái được xếp đặt kế tiếp nhau, được tách rời bởi các khoảng cách hay gạch nối. Anh cho rằng, chúng tóm lược những gì anh muốn nói và chỉ có mình anh hiểu được. Anh nói: “Nó không có nghĩa gì với người khác, cũng giống như họ không biết gì khi nói về những người tụng kinh bằng tiếng Pali và Sanskrit”.

Mỗi tình tiết trên bức tranh của anh ẩn chứa một câu chuyện phía sau, chẳng giống như những gì trông thấy bên ngoài. Thực ra, anh không cố mang tất cả sự đa dạng để tổng hợp nên. Ý tưởng tạo nên từng bộ phận trông tách biệt nhau là do người phụ trách triển lãm khơi dậy. Ông nói: “Có mảng thấy có hình khối, nhưng có mảng trông hết sức tự do…”.

Ý tưởng triển lãm tranh ở New York xuất hiện trong đầu anh hai năm về trước, nhưng thật không dễ dàng để họ thừa nhận một họa sĩ Thái. Bởi vì, nó quá khó để chiếm được tình cảm của các cơ quan thông tin địa phương để cuộc triển lãm của mình được đưa lên các trang báo của họ. Anh nói: “New York có hàng trăm phòng triển lãm và có rất nhiều sự cạnh tranh, cho dù đó chỉ là hai dòng trên báo New York Times. Năm ngoái, tôi chẳng quan tâm đến lĩnh vực này. Nhưng mọi chuyện trở nên thuận tiện hơn khi tạp chí FiberArts đến và bảo bọc cho những tác phẩm của tôi”. FiberArts là một tạp chí chuyên về nghệ thuật trên vải và đồ thủ công.

Pamela Scheinman, biên tập viên của FiberArts, người dạy môn thiết kế trên vải ở Trường Đại học Montclair State – New Jersey, viết trong thư điện tử gởi Jakkai: “Tôi yêu thích những tác phẩm đó. Nó thật đẹp, chút khôi hài nhưng sâu thẳm bên trong lại ẩn chứa những ý tưởng”. Điều làm cho những mảng ghép thành tác phẩm nghệ thuật là chất liệu và phong cách. Pamela nói với sinh viên của mình khi đưa họ đến xem tranh: “Việc lựa chọn chất liệu vải và cách xử lý bề mặt đã tạo nên tính đặc trưng của các tác phẩm…”.

Cho dù con đường đạt đến sự thừa nhận của thế giới không hề dễ dàng, nhưng Jakkai không có dấu hiệu nản chí. Anh nói: “Tôi hy vọng người xem có thể hiểu được tác phẩm của tôi chứa đầy sức sống. Tôi đặt trọn cuộc đời và con tim của mình vào từng bức tranh”.

GIA QUỐC (Theo The Bangkok Post, Dec 22)

Miền đất lạ - Ấn tượng của nghệ thuật
ZALO - THIẾT KẾ WEBSITE NINH BÌNH
ZALO - THIẾT KẾ WEB NINH BÌNH