MỤC LỤC:
- Cloud Server Windows là gì?
- Cloud Server Linux là gì?
- So sánh ưu điểm và nhược điểm của Linux và Windows cho Cloud Server
- Cách chọn hệ điều hành phù hợp Cloud Server?
- Hướng dẫn đăng ký và kích hoạt Cloud Server
Hiện nay, Server hay Hosting là khái niệm không còn xa lạ với các hầu hết nhà quản trị web. Cùng với sự ra đời của Cloud Server dựa trên ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, Linux và Windows là hai hệ điều hành hàng đầu luôn được nhiều cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn. Tùy theo nhu cầu sử dụng và quản lý mà bạn nên chọn hệ điều hành phù hợp. Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi nên chọn hệ điều hành Linux hay Windows cho hệ thống quản trị web của mình.
Cloud Server Windows là gì?
Cloud Server Windows là lựa chọn hàng đầu cho lập trình viên
Cloud Server Windows là dịch vụ lưu trữ trên nền tảng đám mây sử dụng hệ điều hành Windows. Có rất nhiều phiên bản hỗ trợ Windows Server. Ví dụ như Windows Server 2012, Windows Server 2016 và bảng điều khiển Plesk Onyx.
Trong đó, Plesk là hệ thống quản lý máy chủ tốt nhất dành cho Cloud Server Windows. Hơn nữa, khi sử dụng Plesk, bạn được cung cấp đầy đủ quyền truy cập. Bạn không cần chia sẻ tài nguyên phần mềm hoặc chạy các lệnh Kernel.
Thông cần biết về Cloud Server Windows
Cloud Server Windows khả năng khai thác tối đa các tài nguyên, chia sẻ thông tin dữ liệu trang web đến với tất cả người dùng có kết nối mạng. Vì thế, Cloud Server Windows được các doanh nghiệp lớn sử dụng ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó, dịch vụ này còn mang một số thông số quan trọng có thể bạn quan tâm như:
- Bandwidth (băng thông máy chủ):
Băng thông là thông số thể hiện dung lượng tiêu tốn khi truy cập website. Băng thông càng cao thì khả năng phục vụ với lượng truy cập sẽ tăng cao.
- Số lượng và giới hạn các tài khoản cần thiết
Đây là thông số quản trị website để phát triển và mở rộng website. Đồng thời cũng dùng để giới hạn các tài khoản không cần thiết. Bạn có thể lựa chọn gói Cloud Server Windows phù hợp để giới hạn các tài khoản như FTP, Subdomain, Database….
- Số lượng email theo tên miền
Bạn cũng có thể chọn gói phù hợp để thiết lập số lượng email theo tên miền riêng. Một công ty sở hữu tên miền riêng sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp và khẳng định thương hiệu của mình.
Cloud Server Linux là gì?
Linux là chương trình có nhiều mã nguồn mở khác nhau
Cloud Server Linux là dịch vụ lưu trữ website trên máy chủ chạy hệ điều hành Linux. Linux hỗ trợ những ngôn ngữ lập trình như PHP, Pear, Python và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Linux là hệ điều hành được viết trên nhiều mã nguồn mở khác nhau như PHP, MySQL, Python, XML… Nên hầu hết các trang web có quy mô lớn trên thế giới như Google, Facebook đều sử dụng máy chủ Linux để phát triển.
Thông tin cần biết về Cloud Server Linux
Bản thân dịch vụ Cloud Server Linux có một vài tính năng nổi bật mà người sử dụng luôn cảm thấy hài lòng khi cài đặt như:
- Sử dụng dòng DELL hoặc HP với bộ nhớ RAM cực khủng lên đến 64GB. Có thể sử dụng trên mỗi server dòng CPU từ 6-8 core hiệu quả.
- Sử dụng lưu trữ hệ thống Cloud SSD. Điều này giúp trang web của bạn có thể đạt 100% tốc độ tải trang một cách nhanh chóng.
- Dịch vụ được trang bị cổng mạng 1GB. Cloud Server Linux cho phép sử dụng internet dễ dàng đăng lên, tải xuống dữ liệu cực kỳ nhanh.
- Dịch vụ được trang bị WHM cPanel. cPanel được phát triển trên nền tảng của hệ điều hành Linux. WHM giúp cung cấp giao diện đồ họa đơn giản và linh hoạt với nhiều tính năng đi kèm. cPanel còn giúp bảo mật hiệu quả với khả năng tự động hóa cao.
So sánh ưu điểm và nhược điểm của Linux và Windows cho Cloud Server
Ưu điểm khi sử dụng Cloud Server Linux
Cloud Server Linux có thể được ứng dụng rất linh hoạt
Bên cạnh các tính năng ưu việt, Cloud Server Linux còn dễ dàng sử dụng với một số ưu điểm đáng kể sau:
Chi phí
Linux là mã nguồn mở chính vì thế người sử dụng chỉ cần trả phí cho hỗ trợ kỹ thuật để cài đặt và bảo trì các chương trình. Ngoài ra, doanh nghiệp của bạn không cần phải trả bất cứ chi phí nào thêm. Vì vậy, sử dụng Cloud Server Linux sẽ tiết kiệm được chi phí.
Truy cập vào các ứng dụng mã nguồn mở
Với khả năng tương thích với các sản phẩm phần mềm nguồn mở khác và có thể sử dụng liền mạch phần mềm nguồn mở, Linux có khả năng ứng dụng cao và rất linh hoạt. Đây là ưu điểm rất hữu ích khi bạn có các ứng dụng bắt buộc phải chạy trên trình giả lập Windows.
Độ tin cậy, bảo mật
Thông thường, Linux và các phần mềm nguồn mở thường sử dụng ích tài nguyên máy tính nên hệ thống chạy rất nhanh và hiệu quả, đảm bảo hoạt động ổn định và không gặp quá nhiều thời gian chết. Đặc biệt, việc sửa đổi máy chủ và phần mềm Linux trên máy chủ có thể được thực hiện mà không cần khởi động lại, điều này thu hút nhiều lập trình viên sử dụng Linux hơn so với hệ điều hành Windows.
Khả năng sửa đổi
Linux có thể sửa đổi máy chủ và phần mềm nhanh chóng mà không cần phải chờ phiên bản mới của máy chủ được phát hành.
Nhược điểm khi sử dụng Cloud Server Linux
Ngoài ra, khi sử dụng cloud server của hệ điều hành Linux bạn có thể gặp một vài hạn chế như:
- Khó khăn khi chạy trên các mã nguồn của hệ Windows: Mặc dùng Linux cho phép chạy trên mã nguồn của Windows nhưng đôi khi chúng không tương thích nên người sử dụng sẽ khó khăn khi gặp vấn đề này.
- Ngoài ra, bản thân Cloud Server Linux còn một số lỗi về chương trình nhưng vẫn được sử dụng phổ biến và nhận sự đóng góp của người dùng nhờ lợi thế là mã nguồn mở.
Ưu điểm khi sử dụng Cloud Server Windows
Windows có nhiều phần mềm chuyên nghiệp được thiết kế bởi Microsoft
Vượt trội hơn hệ Linux, Cloud Server Windows có hệ thống máy chủ rất mạnh với các tính năng sau:
Hỗ trợ tốt hơn
Windows hỗ trợ cho người dùng tốt hơn nhiều so với Linux có nguồn mở. Tuy nhiên người dùng cần phải trả phí dịch vụ vì Microsoft thiết kế chuyên nghiệp và hấp dẫn để có lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Dễ dàng triển khai các sản phẩm của Microsoft
Các sản phẩm phần mềm và ứng dụng của Windows yêu cầu phải tích hợp với máy chủ Windows. Các doanh nghiệp công ty lớn hiện nay đều cần chạy dữ liệu phổ biến như Microsoft SQL và Microsoft Access. Đó là lý do vì sao họ thường chọn Windows là hệ điều hành duy nhất.
Tính hoàn thiện
Các máy chủ và phần mềm Windows thường có nhiều tính năng và cảnh báo hơn so với Linux. Cloud Server Windows cung cấp các ứng dụng độc quyền với bản quyền và độ bảo mật cực cao như Microsoft, tìm kiếm cơ sở dữ liệu cấp độ cao…
Khả năng truy cập từ xa
Người dùng có thể truy cập máy tính từ xa giao diện người dùng đồ họa trực quan mà không cần lập trình dòng lệnh như hệ điều hành Linux, do đó máy chủ Windows là giải pháp hoàn chỉnh được thiết lập nhanh chóng và dễ dàng.
Trình quản lý
Đối với hệ Cloud Server Windows, các khung quản lý như ASP và ASP.net thì dễ cài đặt và quản lý cũng như được hỗ trợ tốt hơn các khung của hệ Linux. Nếu doanh nghiệp của bạn đang phát triển các tập lệnh và trang web bằng một trong hai khung này thì việc cài đặt máy chủ Windows là rất cần thiết.
Nhược điểm khi sử dụng Cloud Server Windows
Tuy nhiên, Cloud Server Windows vẫn còn một số điểm yếu mà người dùng nên biết như:
- Vì Microsoft thiết kế các sản phẩm ứng dụng và phần mềm có nhiều lợi thế hấp dẫn nên đương nhiên, người dùng phải trả chi phí cho các bản quyền đó.
- Nhược điểm tiếp theo là Server Windows rất khó chuyển thành Server Linux nếu người dùng muốn trải nghiệm các tính năng của hệ Linux khi đang sử dụng Windows.
- Ngoài ra, điểm hạn chế của Windows là thời gian khắc phục lỗi lâu hơn cloud server của hệ điều hành Linux, vì Linux có sử dụng mã nguồn mở nhưng máy chủ của Windows phải chờ các bản vá. Tuy nhiên, máy chủ của Windows có độ ổn định cao và được ứng dụng công nghệ điện toán đám mây nên các lỗi này rất hiếm xảy ra.
Cách chọn hệ điều hành phù hợp Cloud Server?
Vậy làm thế nào để chọn được hệ điều hành phù hợp? Thực tế, tùy theo nhu cầu sử dụng mà sẽ có cách chọn hệ điều hành cho server riêng.
Nếu như Cloud Server của hệ điều hành Linux rẻ hơn và dễ sử dụng thì Windows cung cấp nhiều hỗ trợ và phạm vi ứng dụng rộng rãi. Thông thường, Cloud Server Linux được áp dụng cho các công ty nhỏ mới thành lập. Ngược lại các công ty lớn lại rất ưa chuộng Cloud Server Windows. Do đó, cùng với những thông tin cụ thể của từng chương trình bên trên, hy vọng bạn có thể lựa chọn và ứng dụng hệ điều hành phù hợp với quy mô doanh nghiệp của mình.
Hướng dẫn đăng ký và kích hoạt Cloud Server
Làm thế nào để người dùng dễ dàng thao tác khi đăng ký và sử dụng Cloud Server? Dưới đây Mắt Bão cung cấp quy trình kích hoạt dịch vụ vô cùng đơn giản.
Cách đăng ký sử dụng Cloud Server
Bước 1: Bạn cần truy cập vào Trang chủ Mắt Bão
Chọn Cloud Server phù hợp với nhu cầu
Bước 2: Lựa chọn dịch vụ Cloud Server bạn cần đăng ký. Cách chọn hệ điều hành cũng như các thông số Cloud Server phù hợp bạn có thể tham khảo tại:
- Cloud Server là gì? Những thông số cần biết khi thuê Cloud Server
Gói Cloud Server Linux đang có tại Mắt Bão
Gói Cloud Server Windows tại Mắt Bão
Bước 3: Chọn được gói Cloud Server tương thích. Sau đó chọn các dịch vụ đi kèm nếu cần thiết.
Chọn các dịch vụ đi kèm và thanh toán
Bước 4: Tiền hành thanh toán với nhiều hình thức thanh toán Online/ Trực tiếp tại Mắt Bão.
Cách kích hoạt Cloud Server tại Mắt Bão
Sau khi đăng ký thành công, người dùng sẽ nhận được thông tin đăng nhập vào trang quản trị dịch vụ tại Mắt Bão https://id.matbao.net/ qua email đã đăng ký trước đó. Các bước kích hoạt bao gồm:
Bước 1: Chọn mục “Cloud Server” trên thanh dịch vụ để bắt đầu thao tác.
Chọn mục Cloud Server trên thanh dịch vụ
Bước 2: Trên giao diện lúc này hiển thị danh sách các dịch vụ Cloud Server đã đăng ký. Chọn một dịch vụ cần kích hoạt.
Nhấp vào dịch vụ cần kích hoạt
Bước 3: Nhấn nút “Kích hoạt”
Tiếp tục kích hoạt
Bước 4: Sau khi kích hoạt thì xuất hiện danh sách các hệ điều hành. Chọn một hệ điều hành muốn sử dụng sau đó “Đồng ý”.
Nhấp chọn hệ điều hành
Kích hoạt thành công, giao diện quản trị Cloud Server sẽ xuất hiện:
Giao diện Cloud Server xuất hiện sau khi cài đặt thành công
Với các bước thực hiện bên trên, người dùng có thể dễ dàng đăng ký và kích hoạt dịch vụ lưu trữ hữu ích cho hệ thống quản trị web của doanh nghiệp, công ty hoặc cơ sở kinh doanh lớn nhỏ của mình.
Tổng kết
Hy vọng với những thông tin được trình bày chi tiết bên trên về hai hệ quản trị Cloud Server Linux và Windows đang phổ biến hiện nay, chúng tôi hy vọng bạn đã có cách chọn hệ điều hành server tối ưu để có những trải nghiệm tuyệt vời và phát triển doanh nghiệp được hiệu quả.
{
“@context”: “https://schema.org”,
“@type”: “FAQPage”,
“mainEntity”: [
{
“@type”: “Question”,
“name”: “Cloud Server Windows là gì?”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “- Cloud Server Windows là dịch vụ lưu trữ trên nền tảng đám mây sử dụng hệ điều hành Windows. Có rất nhiều phiên bản hỗ trợ Windows Server. Ví dụ như Windows Server 2012, Windows Server 2016 và bảng điều khiển Plesk Onyx.
– Trong đó, Plesk là hệ thống quản lý máy chủ tốt nhất dành cho Cloud Server Windows. Hơn nữa, khi sử dụng Plesk, bạn được cung cấp đầy đủ quyền truy cập. Bạn không cần chia sẻ tài nguyên phần mềm hoặc chạy các lệnh Kernel. ”
}
}
, {
“@type”: “Question”,
“name”: “Ưu điểm khi sử dụng Cloud Server Windows”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: ” Vượt trội hơn hệ Linux, Cloud Server Windows có hệ thống máy chủ rất mạnh với các tính năng sau:
– Hỗ trợ tốt hơn
– Dễ dàng triển khai các sản phẩm của Microsoft
– Tính hoàn thiện
– Khả năng truy cập từ xa
– Trình quản lý
Chi tiết mời độc giả vào xem bài viết”
}
}
, {
“@type”: “Question”,
“name”: “Cloud Server Linux là gì?”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “- Cloud Server Linux là dịch vụ lưu trữ website trên máy chủ chạy hệ điều hành Linux. Linux hỗ trợ những ngôn ngữ lập trình như PHP, Pear, Python và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Linux là hệ điều hành được viết trên nhiều mã nguồn mở khác nhau như PHP, MySQL, Python, XML… Nên hầu hết các trang web có quy mô lớn trên thế giới như Google, Facebook đều sử dụng máy chủ Linux để phát triển. ”
}
}
, {
“@type”: “Question”,
“name”: “Ưu điểm khi sử dụng Cloud Server Linux”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: ” Bên cạnh các tính năng ưu việt, Cloud Server Linux còn dễ dàng sử dụng với một số ưu điểm đáng kể sau:
– Chi phí
– Truy cập vào các ứng dụng mã nguồn mở
– Độ tin cậy, bảo mật
– Khả năng sửa đổi
Chi tiết mời độc giả vào xem bài viết ”
}
}
, {
“@type”: “Question”,
“name”: “Cách chọn hệ điều hành phù hợp Cloud Server?”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “Nếu như Cloud Server của hệ điều hành Linux rẻ hơn và dễ sử dụng thì Windows cung cấp nhiều hỗ trợ và phạm vi ứng dụng rộng rãi. Thông thường, Cloud Server Linux được áp dụng cho các công ty nhỏ mới thành lập. Ngược lại các công ty lớn lại rất ưa chuộng Cloud Server Windows. Do đó, cùng với những thông tin cụ thể của từng chương trình bên trên, hy vọng bạn có thể lựa chọn và ứng dụng hệ điều hành phù hợp với quy mô doanh nghiệp của mình.”
}
}
, {
“@type”: “Question”,
“name”: “Cách đăng ký sử dụng Cloud Server”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “- Bước 1: Bạn cần truy cập vào Trang chủ Mắt Bão
– Bước 2: Lựa chọn dịch vụ Cloud Server bạn cần đăng ký.
– Bước 3: Chọn được gói Cloud Server tương thích. Sau đó chọn các dịch vụ đi kèm nếu cần thiết.
– Bước 4: Tiền hành thanh toán với nhiều hình thức thanh toán Online/ Trực tiếp tại Mắt Bão.”
}
}
, {
“@type”: “Question”,
“name”: “Cách kích hoạt Cloud Server tại Mắt Bão”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “- Bước 1: Chọn mục “Cloud Server” trên thanh dịch vụ để bắt đầu thao tác.
– Bước 2: Trên giao diện lúc này hiển thị danh sách các dịch vụ Cloud Server đã đăng ký. Chọn một dịch vụ cần kích hoạt.
– Bước 3: Nhấn nút “Kích hoạt”
– Bước 4: Sau khi kích hoạt thì xuất hiện danh sách các hệ điều hành. Chọn một hệ điều hành muốn sử dụng sau đó “Đồng ý”.”
}
}
]
}