Lăng mộ đẹp – Đó là lời khẳng định của Jeremy Peters, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, người vừa khởi xướng cách tiếp cận mới nhằm giúp cho ngành nhiếp ảnh đạt các kết quả tốt hơn trong sáng tác.
Jeremy Peters (bìa trái) cùng các tác giả giới thiệu các tác phẩm nhiếp ảnh
Jeremy Peters là một trong những nghệ sĩ nhiếp ảnh thuộc cộng đồng nhiếp ảnh gia, chuyên gia thiết kế Cambridge (COS). Ông dành khá nhiều năm để học Phật và hành thiền. Nhờ vậy trong công việc, ông đủ khả năng đối diện với những điều kiện không như ý và cố gắng phản chiếu chúng trong các tác phẩm nghệ thuật của mình.
“Việc trở thành Phật tử và thực hành thiền đã chuyển hóa hầu như phần lớn con người tôi. Nhờ vậy, trong công việc, tôi cảm thấy mọi thứ nhẹ nhàng, đầu óc thông thoáng. Tôi không mệt mỏi nghĩ đến tương lai vì mọi thứ còn ở phía trước, không nhọc lòng nhớ về quá khứ vì đó là những điều đã qua. Tôi chỉ biết đến hiện tại để có thể an nhiên cảm nhận được vẻ đẹp của vạn vật và mở rộng tâm để đón nhận chúng”, nhiếp ảnh gia Jeremy Peters chia sẻ.
Theo vị nhiếp ảnh gia này, từ căn bản của thiền tập, ông không cần thiết phải tìm kiếm những gì mà bản thân khó có thể nắm bắt. Bởi lẽ vạn vật chỉ có thể đẹp hơn khi mọi thứ trong trạng thái tự nhiên.
Với điều kiện đó, một khi cảm nhận được vẻ đẹp về mặt hình dạng, kết cấu, màu sắc của sự vật, người nhiếp ảnh chỉ cầm máy lên và ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ đang được trải nghiệm thực tế.
Những tác phẩm của Jeremy Peters luôn hướng về thực tại: ánh mặt trời ngả xuống thềm đá; bông hoa mọc lên giữa vết nứt của một khúc gỗ; cảnh mưa rơi ngoài cửa sổ và bóng đổ của chiếc bánh xe máy khi đang chạy qua cầu…
Jeremy cho biết, anh chuẩn bị tổ chức triển lãm tại Trung tâm Phật học Cambridge cùng với 3 nhiếp ảnh gia Phật tử khác là Vilokini Gail Abbott, Ian Collins và Imogen Tennison.
Chương trình triển lãm của họ có tên gọi là “Sự tỉnh thức qua từng ống kính”. Jeremy giải thích: “Tên chủ đề được chúng tôi đặt như thế bởi các tác phẩm tham gia triển lãm được hình thành từ việc ghi lại sự thật của đời sống. Sự ghi nhận này bằng trạng thái của sự tỉnh thức. Và tất cả có được đều xuất phát từ việc thực tập thiền Phật giáo”.
Bảo Thiên
(theo Cambridge Independent)