Cảnh Báo Tấn Công Lừa Đảo Qua Email Giả Mạo

Thời gian gần đây, Mắt Bão đã tiếp nhận nhiều yêu cầu hỗ trợ và tư vấn từ phía khách hàng về các trường hợp liên quan đến vấn đề tài khoản Email bị chiếm đoạt cũng như nhận được hàng loạt Email chứa Virus nguy hiểm.

Các hình thức lừa đảo thông qua Email giả mạo đang dần trở lại hoạt động mạnh mẽ và vô cùng tinh vi. Đã không ít các doanh nghiệp “sập bẫy”, gây ra không ít thiệt hại về tài sản cũng như uy tín đối với khách hàng.

Đặc biệt là trong thời gian gần đây, phía Mắt Bão đã nhận được rất nhiều yêu cầu hỗ trợ và tư vấn cho các vấn đề liên quan đến trường hợp khách hàng bị mất tài khoản Email. Bên cạnh đó, rất nhiều email chứa tập tin lạ, virus được gửi hàng loạt vào hộp thư chính của các khách hàng. 

Điều này gây nên rất nhiều mối nguy hại, và nguy cơ bị đánh cắp thông tin là rất lớn nếu khách hàng truy cập vào những Email lừa đảo này.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Mắt Bão đã tiến hành kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân cụ thể. Chúng tôi nhận định đây là một hình thức lừa đảo mà Hacker sử dụng các kỹ thuật và công cụ tinh vi. Mắt Bão xin nêu chi tiết các hành vi và khuyến cáo Quý Khách như sau:

Chiếm đoạt mật khẩu thông qua Email giả mạo

Phương thức lừa đảo của Hacker qua Email 

Đầu tiên Khách hàng sẽ nhận được Email với dạng mang nội dung tài khoản Email sắp bị khóa, bị xóa, đầy dung lượng hoặc cần xác thực,… 

Khách hàng tò mò bấm vào đường dẫn trong lá thư này sẽ hiển thị một trang đăng nhập giả mạo gần giống với trang đăng nhập Email mà khách hàng đang sử dụng. 

User Email được điền sẵn để tăng độ tin cậy, chỉ yêu cầu nhập thêm mật khẩu. 

Đăng nhập lần đầu sẽ báo sai mật khẩu, mục đích của hacker là để khách hàng tin tưởng và nhập mật khẩu thật của mình vào trang này trong lần nhập thứ 2. 

Sau khi khách hàng nhập mật khẩu đăng nhập xong, Website sẽ trực tiếp về trang chủ của khách hàng. 

Khuyến cáo từ Nhà cung cấp Dịch vụ

Để tránh khỏi những rủi ro không đáng có cũng như nâng cao bảo mật thông tin cá nhân của mình, Mắt Bão xin gửi đến khách hàng một số biện pháp:

  • Không truy cập vào những đường link lạ được đính kèm trong Email.
  • Kiểm tra kỹ đường dẫn website có đáng tin cậy hay không khi đăng nhập tài khoản Email.
  • Quý Khách chỉ phải đăng nhập tài khoản Email quản trị, hoặc tài khoản Email người dùng với mục đích sử dụng Email. Ngoài ra sẽ không cần đăng nhập tại bất kỳ nơi nào khác để xác thực, tăng dung lượng, tránh bị khóa,…

Lừa đảo giao dịch thông qua Email  

Sau khi chiếm được mật khẩu Email của Khách hàng, Hacker sẽ có rất nhiều cách để khai thác các tài khoản Email đã bị chiếm quyền. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp:

Giả mạo Email theo dạng Reply và đính kèm Virus mã hóa dữ liệu

Kiểu tấn công giả mạo này là trường hợp phổ biến nhất mà các khách hàng thường gặp phải. Hacker sẽ đăng nhập tài khoản Email của Quý Khách sau khi chiếm quyền thành công, sau đó chép toàn bộ dữ liệu Email cá nhân của Quý Khách về lưu trữ.

Tiếp theo Hacker sẽ tiến hành reply những Email với nội dung Quý Khách đã từng nhận được hoặc từng gửi đi, tên hiển thị sẽ giống 100% những người Quý Khách từng giao dịch qua thư. 

Đồng thời hacker sẽ đính kèm những files có định dạng .doc chứa marco nguy hiểm, khi các files này được mở trên máy tính người dùng, sẽ tự động tải các phần mềm độc hại về máy tính. Mục đích là gây ra việc dữ liệu trên máy tính cá nhân bị mã hóa hoặc máy tính bị chiếm quyền.

Các loại Virus thường được chèn vào files Word, Excel chứa macro:

  • Ransom:MSIL/Swappa
  • Ransom:Win32/Teerac
  • TrojanDownloader:Win32/Chanitor
  • TrojanSpy:Win32/Ursnif
  • Win32/Fynloski
  • Worm:Win32/Gamarue 

Nguồn : https://docs.microsoft.com/en-us/windows/security/threat-protection/intelligence/macro-malware

 

Tài khoản Email không liên quan đến các giao dịch tiền bạc 

Hacker sẽ sử dụng những tài khoản này để gửi Email đi với số lượng lớn. Những Email này mang nội dung Spam, Bulk Mail, thậm chí là phát tán Virus.

Những Email này được gửi thành công sẽ gây cho tên miền của Khách hàng bị Blacklist bởi các tổ chức chống Spam Mail quốc tế. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng trực tiếp  đến IP và range IP của nhà cung cấp dịch vụ. 

Tài khoản Email thường giao dịch tiền bạc

Hacker sẽ không sử dụng tài khoản này để Spam, mà sẽ chèn những cấu hình Auto Forward (chuyển tiếp tự động) đến Gmail, Yahoo, Hotmail,… để theo dõi giao dịch trong một thời gian. 

Sau khi có được các thông tin giao dịch tiền bạc qua Email, Hacker sẽ giả mạo những Email giao dịch tiền bạc giữa 2 bên đối tác và yêu cầu chuyển tiền đến 1 số tài khoản đã được thay đổi. 

Hacker có thể sử dụng 1 tên miền gần giống, chỉ sai 1 ký tự để gửi Email yêu cầu chuyển tiền. Hoặc cũng có thể sử dụng 1 Email với tên miền bất kỳ, chỉ có tên hiển thị của Email là giống 100% với tên hiển thị của người thường xuyên giao dịch. 

Đồng thời hacker cũng sẽ tạo 1 Rules Email để xóa những Email gửi đến từ đối tác bị nhắm tới, mục đích chủ yếu là để 2 bên không gửi mail xác nhận giao dịch với nhau thành công mà hacker sẽ nhận được những Email xác nhận này và tự gửi lại mail xác nhận cho đối tác để hoàn tất giao dịch. 

Security Advance Protection – Giải pháp giúp nâng cao bảo mật cho dịch vụ Email 

Hậu quả của việc rò rỉ thông tin khi Email doanh nghiệp bị tấn công là vô cùng nghiêm trọng. Do đó, việc đầu tư một hệ thống bảo mật chuyên nghiệp là vô cùng cần thiết. Và Dịch vụ Security Advance Protection (SAP v2) chính là giải pháp hoàn hảo để tránh mail spam, virus và Email giả mạo.

Hệ thống này sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn các mối đe dọa trước khi chúng tiếp cận tài khoản của bạn. Điều này đảm bảo loại trừ hoàn toàn 99,9% Email giả mạo. 

Ngoài ra, với công nghệ trí tuệ nhân tạo AI được tích hợp, bộ lọc thư sẽ nhanh chóng loại bỏ hoàn toàn các thư rác ra khỏi hệ thống của bạn.

Tham khảo thông tin dịch vụ bảo mật Email SAP.

 

Cảnh Báo Tấn Công Lừa Đảo Qua Email Giả Mạo
ZALO - THIẾT KẾ WEBSITE NINH BÌNH
ZALO - THIẾT KẾ WEB NINH BÌNH