Triệu Mạnh Phủ, con cháu đời sau của vua Huy Tông đã rạng danh trong làng nghệ thuật hội họa bởi phong cách mạnh mẽ, sinh động. Là một hậu duệ của hoàng thân triều Tống, nhưng ông rất được trọng dụng dưới triều Nguyên.
Theo “Lễ nghĩa trung tiết” của Trung Quốc, với thận phận là hậu duệ Tống triều, nếu ông ra làm quan cho triều đình nhà Nguyên thì chẳng còn điều ô nhục nào bằng. Vì thế, trong lòng ông luôn rất mâu thuẫn và khổ tâm. Ông đã từ chối chốn quan trường, sống cuộc đời ẩn dật.
Trong suốt thời gian đó, Triệu Mạnh Phủ dành sức sống dồi dào trong tâm hồn cho nghệ thuật. Với tâm trạng này, trong ông như luôn trào dâng những dòng chảy nghệ thuật, góp phần đưa ông đến thành tựu rực rỡ và những giá trị đặc trưng trong nghệ thuật hội họa.
Chủ trương trong hội họa của Triệu Mạnh Phủ bao gồm phong cách mộc mạc và phong cách “thư họa đồng pháp”, tức là tranh vẽ như viết. Ông không đồng tình với phong cách hội họa “màu sắc đậm, nét bút mảnh và tỉ mỉ” thời Tống. Ông ưa chuộng những nét vẽ mạnh mẽ, đơn giản, trang nhã, cao thượng. Theo ông, như thế mới thật sự là những tác phẩm đẹp.
Đa số các tác phẩm của ông đều là mang phong cách “thư họa đồng pháp”. Ông mượn những thủ bút trong thư pháp để thể hiện sự phong phú trong nghệ thuật vẽ tranh.
Một số tác phẩm hội họa nổi tiếng của Triệu Mạnh Phủ
Triệu Mạnh Phủ sáng tác rất nhiều tác phẩm, nhưng nổi tiếng là bức tranh “Thủy thôn”. Đây là một bức tranh thủy mạc thuần túy, miêu tả cảnh đồng hoang của một thôn quê miền núi vùng Giang Nam. Những đồi cát nhấp nhô, cây cỏ lưa thưa, thấp thoáng vài chiếc thuyền đánh cá, cảnh tượng đang hiện ra trong sự mờ ảo của một cơn mưa bụi.
Danh họa đời Đường Đổng Kỳ Xương đã từng có những khái niệm sơ khai về tranh thư họa, nhưng mãi đến đời Nguyên thì Triệu Mạnh Phủ mới là người phát triển và đưa phong cách tranh thư họa lên chiếm vị trí thượng phong. Chỉ là những dấu vết được để lại sau sự tiếp xúc nhẹ nhàng như chớp giữa bút và giấy, lập tức hình ảnh sông núi, tùng bách, hoa cỏ được hiện ra rất uy nghi, tráng lệ nhưng vô cùng trang nhã, phù hợp với tính cách ưa chuộng sự thanh nhã của người Trung Quốc khi đó.
Dần dần, phong cách này đã ảnh hưởng đến tầng lớp danh nhân, văn sĩ đời Nguyên. Mọi người đều muốn đạt được sự tự do về tinh thần trong cuộc sống và truyền đạt nguồn cảm xúc đó vào trong tác phẩm của mình. Và đó chính là cái hồn mà Triệu Mạnh Phủ đã thả vào dòng tranh mới của ông. Mỗi một chi tiết nhỏ trong tranh đều được ông cảm thụ và phát triển lên một bước mới, và phong vị trong tranh của ông đã tồn tại qua một thời gian rất dài.
Nền hội họa của phương Đông và phương Tây có sự phân hóa theo 2 xu hướng ngày càng rõ rệt. Phong cách của người phương Tây là thích miêu tả thế giới tự nhiên khách quan, nhưng người Trung Quốc lại chú trọng đến cái tình, cái ý trong tranh.
Đối với người Trung Quốc, họa gia là người sẽ có sự cảm thụ tinh tế, tuyệt vời từ thế giới bên ngoài, để rồi sau đó, họ mới có thể nắm bắt cảm xúc đó và thể hiện được vào trong tác phẩm của mình. Họ còn được ví là “bậc thầy tạo hóa”. Điều này có nghĩa rằng, người họa sĩ sẽ quan sát thế giới tự nhiên từ góc nhìn của mình, bằng những cảm xúc rất riêng của mình, để rồi sau đó họ sẽ đưa cảm xúc vào bức tranh.
Những danh họa tiếp bước Triệu Mạnh Phủ gồm có Huỳnh Công Vọng, Nghê Toán, Vương Mông và Ngô Trấn. Bốn nhân vật này còn được gọi là “Nguyên tứ gia”, đại diện cho thời kỳ nghệ thuật hội họa đạt đến đỉnh cao thành tựu. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của họ mà người đời sau rất xem trọng là bức “Phú xuân sơn cư đồ”. Hiện, bức tranh này đang được trưng bày trong Viện Bảo tàng tỉnh Chiết Giang và còn được gọi là “Trấn quán chi bảo”. Bức “Trấn quán chi bảo” này chỉ là một nửa của bức “Phú xuân sơn cư đồ”. Một phần nửa sau đang được trưng bày ở Viện Bảo tàng Cố cung Đài Bắc.
Gia Nữ ( THV)