Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi, thiền sư Thích Nhất Hạnh cảnh báo về mối đe doạ đến nền văn minh do biến đổi khí hậu và phục hồi tinh thần là giải pháp để ngăn chặn những thảm hoạ.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh thiền hành cùng các thiền sinh Ở độ tuổi 84, Thiền sư Thích Nhất Hạnh vẫn hướng dẫn gần 1000 người thiền hành qua những ngọn đồi vùng Nottinghamshire, đây không phải là cuộc tản bộ Chủ Nhật truyền thống ở miền quê nước Anh.
Cuộc tuần hành trong im lặng và thật từ tốn trên con đường ngoằn ngoèo băng qua khu rừng thưa và vườn táo. Đám đông được yêu cầu phải trải nghiệm trong từng bước chân để đưa tâm ý trở về với thực tại.
Thầy tách ra khỏi lối đi, bước vào cánh đồng cỏ và toạ thiền, toát lên sự thanh thản của một thiền sư sau 68 năm thiền tập.
Mặt dù, có hàng trăm ngàn đệ tử khắp nơi trên thế giới và được tôn kính như đức Đạt-lai-lạt-ma, nhưng thầy lại ít được công chúng biết đến. Ngài tránh sự chú ý của mọi người và sự hào nhoáng của ca tụng tán thán để toàn tâm cho việc xây dựng cộng đồng trên khắp thế giới sống theo phương pháp đạo đức của ngài. Ngài đã thành lập nhiều tu viện ở Pháp, Mỹ, và Đức, đồng thời có nhiều nhóm ủng hộ ở khắp mọi nơi, với hơn 20 “Tăng thân” ở khắp vùng vương quốc Anh.
Ngài đang tìm kiếm cách phục hồi tâm hồn để thay thế cho lối sống truỵ lạc bằng cách trở về thế giới tươi đẹp hơn và giản đơn hơn dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng môi trường. Ngài hiếm khi trả lời phỏng vấn nhưng lại luôn nhận ra những thách thức lớn mà thế giới đang phải đối mặt, dựa vào kinh nghiệm-tuổi tác của mình và sự giả hợp thì cần sử dùng thời gian và năng lượng như thế nào để đóng góp cho sự phục hồi xã hội và bảo vệ hành tinh là điều quan trọng.
Ở độ tuổi ấy, nhưng Thầy vẫn lên một lịch trình rõ ràng. Sau khi thuyết giảng trước cả ngàn thính chúng ở Hammersmith Apollo-London, Thầy lại có khoá tu 5 ngày ở Nottingham, sau đó lại có một chuyến công du 3 tháng ở châu Á, trước tham gia khoá tu mùa đông ở làng Mai nơi ngài đã sống hơn 40 năm khi xa quê hương.
Thầy là một một tác giả lớn với hơn 85 đầu sách và luôn quan tâm đến sự thay đổi của khí hậu và gần đây ngài đã xuất bản cuốn sách bán rất chạy với tựa đề “ Thế giới chúng ta ở – một giải pháp phật học cho hòa bình và sinh thái.”
Tự an ủi bằng hưởng thụ quá mức:
Trong cuốn sách này, ngài viết: “ tình trạng thế giới ngày nay được xây dựng trên sự sản xuất và tiêu thụ vô tội vạ. Chúng ta hưởng thụ để quên đi những nỗi lo lắng phiền muộn. Tự an ủi bằng hưởng thụ quá mức không phải là giải pháp hợp lí.”
Trả lời phỏng vấn ở vương quốc Anh, Thầy kêu gọi giới báo chí hãy chung tay ngăn chặn sự phá hủy nền văn minh và giới doanh nghiệp hãy từ bỏ lợi ích cá nhân để xây dựng hạnh phúc xã hội.
Ngài nói rằng giải pháp cho sự nóng lên của trái đất phụ thuộc vào tiến bộ của khoa học kĩ thuật là một ý tưởng sai lầm. Mặc dù, khoa học là quan trọng nhưng điều quan trọng hơn lại liên quan đến nguyên nhân cốt lõi trong cách cư xử tiêu cực của chúng ta: “ cuộc khủng hoảng tinh thần ở các nước phương Tây là khởi nguyên của những đau khổ mà chúng ta phải đương đầu. Theo lối suy nghĩ nhị nguyên, thượng đế và thiên đường tồn tại bên ngoài và ở tương lai nên chúng ta không nhận ra bản chất thật sự của Thượng đế là tồn tại ngay trong mỗi người. Vì thế chúng ta cần trả Thượng đế về đúng nơi của Ngài-trong mỗi chúng ta. Điều này cũng giống như khi sóng biết mình và nước là một.”
“Mọi thứ chúng ta tiếp xúc trong đời sống hằng ngày, gồm cả thân xác của mình là một sự mầu nhiệm. Bằng cách trả thiên đường về đúng nơi của nó, chúng ta sẽ nhận ra cuộc sống hạnh phúc ngay đây và bây giờ. Nếu thông suốt điều này, chúng ta sẽ không chạy theo thú vui của danh vọng, quyền lực và dục tính. Nếu dừng cái nhân của thất vọng và giận dữ, chúng ta sẽ tìm lại được không gian lành mạnh.”
Có lẽ, chúng ta có đủ kĩ thuật để bảo vệ hành tinh này nhưng lại không đủ vì mọi người chưa sẵn sàng. Đó là lý do tại sao chúng ta cần tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề, ô nhiễm môi trường không chỉ là vấn đề khí thải CO2 mà còn môi trường độc hại xung quanh chúng ta; nhiều người bệnh hoạn, trẻ em phải đối mặt với bạo lực và thất vọng, và nạn tư tử.”
Ô nhiễm tâm hồn:
“Chúng ta nói nhiều về sự nhiễm ô tâm hồn. Khi ngồi lại và lắng nghe tiếng chuông thiền quán trong khoá tu này, chúng ta hãy lắng đọng thân tâm để tạo ra năng lượng từ bi-hùng cường thấm nhuần trong tâm hồn mỗi người. Ngược lại, chúng ta chỉ có năng lượng tập thể của sự thất vọng, giận dữ và sợ hãi. Chúng ta tạo ra môi trường hủy diệt chính mình mà không suy nghĩ về nó mà lại chỉ nghĩ về môi trường vật lý.”
“Lối sống của chúng ta cũng là nguyên nhân của sự nhiễm ô tâm hồn. Chúng đi tìm hạnh phúc mà lại chạy theo giận dữ, sợ hãi và phân biệt. Do đó, khi tham gia thiền tập bạn sẽ có cơ hội tìm ra nguồn gốc ẩn sâu của năng lượng nhiễm ô.”
“Chúng ta có thể chuyển hóa môi trường và gặt hái năng lượng điều trị và chuyển hóa cho chính mình và con cái như thế nào? Khi các em bé tham gia khóa tu này, các em sẽ có thể thư giản như anh chị của chúng. Thiền tập cùng với nhau, chúng ta sẽ kiến tạo ra một môi trường tốt và đây là một nhóm năng lượng sạch.”
Chủ nghĩa Tư bản như là con bệnh:
Thầy nói Chủ nghĩa Tư bản như là con bệnh và đang lây lan khắp thế giới thông qua làn gió toàn cầu hóa: “Chúng ta đã tạo ra một hệ thống mà không thể kiểm soát, nó tác động lại chúng ta và biến chúng ta trở thành nô lệ và nạn nhân của nó.”
Ngài cho biết nhiều quốc gia theo Phật giáo như Ấn độ, Trung quốc, Thái lan và Việt nam đang chạy theo chủ nghĩa vật chất của phương Tây. Ngài nói: “do sự hấp dẫn của khoa học-kĩ thuật, nên các nước này quên đi giá trị căn bản của đời sống tâm linh đã từng có. Bởi vì chạy theo những nước phương Tây, nên họ bắt đầu có những đau khổ giống những nước kia. Cuộc khủng hoảng trên khắp thế giới đang gia tăng mà nguyên nhân cốt yếu là sự toàn cầu hóa. Họ đánh mất quan điểm Phi nhị nguyên của mình. Cũng có những phật tử nghĩ rằng Phật tồn tại bên ngoài họ và chỉ có giá trị sau khi họ chết.”
“Trong quá khứ, có nhiều người không giàu nhưng họ vừa lòng với cuộc sống của mình, và vui vẻ, hạnh phúc cả ngày. Nhưng khi có người giàu xuất hiện, họ ganh tỵ với những người kia và tự hỏi sao ta không có cuộc sống như thế – một ngôi nhà đẹp, một chiếc ô tô sang trọng, một mảnh vườn xinh xắn và họ đánh mất giá trị hiện có của mình.”
Thầy tin rằng sự thay đổi là có thể, nhưng ngài cũng thừa nhận nền văn minh này có thể bị sụp đổ. Ngài đưa ra nguyên tắc tâm linh bằng cách thực sự từ bỏ “nhu cầu” để cứu nguy hành tinh này khỏi sự biến đổi khí hậu, điều đó thoạt nhìn có vẻ là một nghịch lý.
Thảm họa sẽ đến:
Ngài răn nhắc: “không có ý thức tập thể, thảm họa sẽ xảy đến.” “Nhiều nền văn minh đã bị lụi tàn và nền văn minh này cũng không ngoại lệ. Nó có thể bị hủy hoại. Thời gian có thể được tính hàng triệu năm nhưng đời sống thì thật ngắn ngủi. Đối với chúng ta, vũ trụ này vận động mau lẹ nhưng thời gian địa chất thì lại khác.”
Nếu hành thiền, bạn sẽ không giận dữ. Bạn thừa nhận rằng nền văn minh này có thể bị hủy hoại và sự sống sẽ bắt đầu sau đó vài ngàn năm, đó là những gì đã xảy ra trong lịch sử của hành tinh này. Khi bạn thảnh thơi trong lòng và nhận ra nó, bạn sẽ có đủ trầm tĩnh để làm mọi thứ, nhưng nếu bạn chất chứa nỗi hoài nghi thì sẽ không hi vọng làm được gì.
“Giống như người bị ung thư hay bệnh Aids, họ biết rằng chỉ còn sống từ 6 tháng đến 1 năm. Họ rất đau khổ và phải tự đấu tranh. Nhưng nếu họ chấp nhận sự thật của cái chết và chuẩn bị sống yên vui từng ngày, tận hưởng giây phút hiện tại thì tình cảnh của họ có lẽ sẽ thay đổi và bệnh tật có thể được thuyên giảm. Điều này đã xãy ra đối với nhiều người.”
Thầy nói những cộng đồng Tiếp Hiện hình thành khắp thế giới,và cho thấy khi sống đơn giản và hạnh phúc, chúng sẽ có nhiều thời gian để yêu thương và giúp đỡ người khác. Điều đó lý giải tại sao nếu có nhiều cộng đồng như thế thì chúng ta sẽ xác chứng cho mọi người đồng thời mang lại sự cảnh thức chung để mọi người từ bỏ lối sống cầu kỳ. Nếu có ý thức tập thể, chúng ta có thể giải quyết vấn đề nóng lên của trái đất. Chúng ta hãy cùng nhau khơi dậy ý thức tập thể này.”
Một vị phật thì không đủ.
Ngài dừng lại trong chốc lát rồi trầm lặng nói: “ một vị Phật thì không đủ, chúng ta cần có nhiều vị Phật.”
Thầy đã có một cuộc sống rất phi thường. Trong thời gian chiến tranh Việt nam, nhiều lần ngài đã gần như sống trong đường tơ kẽ tóc khi giúp dân làng đau khổ do bom đạn. Khi đến Mỹ, ngài đã thuyết phục Martin Luther King phản đối cuộc chiến này và khơi dậy phong trào hoà bình. Trên thực tế, ông King nhận giải thưởng Nobel hoà bình năm 1968.
Trong thập niên sau đó, ngài đã sống nhiều tháng trên biển Đông để tìm kiếm và cứu giúp những người tỵ nạn Việt nam và Campuchia trên những chiếc thuyền chật ních người. Và những năm gần đây, ngài đã hướng dẫn những nghị sĩ Mỹ khóa tu 2 ngày và tổ chức những buổi hoà giải cho người Do thái và Palestin tại làng Mai.
Toàn bộ triết lý của ngài dựa trên quán hơi thở và thiền hành để đưa mọi người về hiện tại hơn là chìm đắm trong quá khứ và lo lắng về tương lai.
Ngài nói trong mỗi người vừa có hạt giống yêu thương, từ bi và hiểu biết lại vừa có hạt giống giận dữ, ganh ghét và phân biệt. Kinh nghiệm cuộc sống phụ thục vào hạt giống chúng ta chọn để vun trồng.
Để kiến lập hệ thống đạo đức mới toàn cầu và vun trồng những hạt giống tốt, nhóm Tiếp Hiện của Thầy đã tinh lọc những lời dạy của đức Phật trên nền tảng Tứ đế, Bát chánh đạo và Ngũ giới.
Năm cách rèn luyện cần nhớ được thêm vào trong dịp cuối năm nhằm để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thể giới. Nó không theo khuynh hướng của những điều lệ mà là lấy tinh thần hướng làm chủ đạo. Không những vượt ra ngoài việc hưởng thụ có chừng mực, mà cách rèn luyện này còn khuyến khích chấm dứt việc tà dâm cùng xác định rõ “ không bài bạc, không rượu chè, không hút chích, cũng như sử dụng web, trò chơi điện tử, chương trình truyền hình, phim ảnh, tạp chí, sách báo và tán gẫu.”
Thích Tâm Chánh dịch theo buddhistchannel.tv