Bạn đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho doanh nghiệp của mình, từ nguồn hàng ổn định cho đến kế hoạch tiếp thị sản phẩm. Giờ là lúc đăng ký tên miền cho website để bắt đầu kinh doanh online. Có hàng nghìn tên miền phù hợp với doanh nghiệp nhưng liệu bạn có chọn đúng cái mình đang cần? Trước khi bỏ tiền ra mua tên miền, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây.
1. Lên kế hoạch
Ngay cả khi mua tên miền, bạn cũng cần lên kế hoạch chi tiết
Tên miền sẽ đồng hành với bạn trong một thời gian dài. Tên miền ngắn gọn, dễ nhớ, ấn tượng giúp cho việc kinh doanh của bạn dễ dàng hơn. Muốn sở hữu tên miền hoạt động hiệu quả, bạn phải lập một chiến lược:
– Lập trang mạng xã hội có tên tương tự: Nếu bạn muốn mua tên miền mybusiness.com thì hãy tạp ngay một tài khoản tên @mybusiness trên Twitter, xây dựng fanpage facebook.com/mybusiness trên Facebook. Cách làm này giúp tăng khả năng tiếp thị chéo, giúp khách hàng tìm kiếm liền mạch và giúp trang web của bạn phát triển theo cấp số nhân.
– Chọn từ khóa hiệu quả cho trang web của bạn: Chọn được từ khóa chủ chốt giúp tối ưu hóa trang web của bạn lâu dài. Dù chỉ có một hoặc hai từ khóa mạnh có liên quan đến website nhưng cũng đủ để giúp nội dung của bạn dễ tìm kiếm hơn.
– Dành thời gian Brainstorm: Không đùa đâu nhé, bạn nên liệt kê 1 loạt các tên miền có khả năng trở thành tên miền chính thức. Biết đâu trong quá trình liệt kê bạn sẽ khám phá ra một cái tên thú vị và mang ý nghĩa tuyệt vời. Tìm từ đồng nghĩa là gợi ý để bạn có thêm nhiều tên hơn.
2. Đừng suy nghĩ quá chi tiết
Bạn nên đặt tên miền dựa trên lĩnh vực kinh doanh, không nên đặt quá chi tiết
Bạn không nên đặt tên miền quá chi tiết. Ví dụ như bạn mở website bán cây kiểng. Trong thời gian đầu bạn quyết định bán hồng dây leo là chủ đạo. Thế là bạn vội vàng đặt tên miền là hongdayleo.com. Nhưng khoảng thời gian sau, khi loại cây này hết thịnh hành, bạn muốn chuyển sang bán các loại hoa khác thì phải làm sao? Đổi tên miền à? Do đó, bạn nên đặt một cái tên mang tính phổ quát về ngành hàng bạn đang kinh doanh như caykieng.com, hoacanh.com…
3. URL của bạn có… dễ đọc hay không?
Hãy chắc chắn rằng URL của bạn dễ đọc, dễ nhớ, dễ hiểu
Hãy cùng suy nghĩ xem, tên miền của bạn có dễ đọc hay không? Nhuacholon.com, caolongdai.com… bạn nghĩ sao về những tên miền này? Liệu khách hàng có đọc đúng là “nhựa chợ lớn” và “cáo lông dài”. Tiếng Việt rất phong phú, chỉ cần thay đổi một dấu thanh là tình thế thay đổi 180 độ. Huống hồ gì tên miền lại không bỏ dấu được, bạn phải cẩn thận để tránh hiểu lầm. Ngoài ra những tên miền quá dài như thegioixemaygiare.com, cuhangmuabanchangoi.com… cũng có thể làm người nghe bối rối và khó ghi nhớ. Trong một số trường hợp, dấu gạch nối “-“ được sử dụng để giúp người đọc dễ dàng phát âm (my-awesome-website) hoặc chữ số được dùng thay cho chữ cái (me4you).
4. Kiểm tra tên miền trùng lặp
Kiểm tra tên miền
Internet tuyệt vời ở chỗ: bất cứ thứ gì được đăng tải lên thì bạn đều có thể dễ dàng tìm ra. Tương tự với tên miền, bạn chỉ cần gõ vào ô tìm kiếm của Google để kiểm tra xem tên miền của mình đã được đăng kí hay chưa. Để tăng tính bảo mật, bạn có thể liên hệ với những đơn vị chuyên bán tên miền hoặc thiết kế website để được kiểm tra cách riêng tư, tránh lộ thông tin. Khi đặt tên miền, bạn nhớ xem xét đến các yếu tố tôn giáo, chính trị, tình dục… để tránh những lỗi liên quan đến pháp luật.
5. Bảo vệ tên miền của bạn
Google đã mua rất nhiều tên miền để bảo vệ thương hiệu
Tên miền gắn liền với thương hiệu của doanh nghiệp. Bạn đã nghe đến các phi thương vụ mua tên miền của Bkav, Trung Nguyên…? Ngoài tên miền chính là Facebook.com, Facebook còn thủ sẵn tên fb.com, Google ngoài Google.com còn mua luôn Gewgol.Com, Ggoogle.com, G00gle.com… Bạn cũng nên như vậy nếu muốn bảo vệ thương hiệu của mình.
Gợi ý: bạn có thể đặt tên miền có phần đầu (trước dấu chấm) giống nhau nhưng phần đuôi thì thay thế (.com, .net, .vn…) hoặc mua một loạt các tên miền có âm đọc/ cách ghi giống tên miền chính thức (điển hình là tên miền của Google).
6. Một số lưu ý khác
Tên miền ngắn gọn mang lại hiệu quả ghi nhớ cao
– Ngắn gọn: Không ai muốn tốn nhiều thời gian chỉ để gõ tên miền của bạn. Nếu bạn có tên doanh nghiệp hoặc tên trang web dài, hãy xem xét sử dụng từ viết tắt hoặc biến thể rút gọn của tên.
– Vấn đề chính tả: Giúp người khác dễ dàng ghi nhớ chính xác tên miền của bạn.
– Liên quan đến tiện ích: bạn nhớ chú ý đế phần mở rộng của tên miền. Ví dụ như những trang web có tên miền .edu thì hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, .gov thì có liên quan đến chính phủ… Nếu phần đuôi của tên miền không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn thì đừng mua (dù giá có rẻ đi chăng nữa) vì sẽ khiến khách hàng hiểu lầm.
Sau khi hoàn thành các bước trên, chắc hẳn bạn đã tìm ra tên miền cho riêng mình. Giờ thì chỉ việc tiến hành đăng kí và mua tên miền thôi. Nếu bạn đang tìm đơn vị cung cấp tên miền uy tín, chất lượng thì hãy liên hệ với Mắt Bão nha!
Nguồn: Tổng hợp internet