Cẩn thận với các thực phẩm chứa nhiều đường

GNO – Chúng ta đều được các chuyên gia sức khỏe thông tin về sự nguy hại của đường. Nhưng thậm chí nếu bạn cắt giảm đường từ các loại thức ăn vặt như kẹo ngọt, kẹo dẻo, bánh ngọt có chứa hàm lượng đường cao… thì có thể bạn cũng hấp thu nhiều đường hơn từ các nguồn thực phẩm tuy tốt cho sức khỏe như lại “ngầm chứa” nhiều đường trong đó.

Theo Tờ Health, nhiều loại thực phẩm “lành mạnh” có thể chứa hàm lượng đường rất cao. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, được cho là tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể chứa thêm một số thành phần không tốt cho sức khỏe.

Nên mua bơ đậu phộng không chứa các chất ngọt như đường,
mật ong…, bánh mì thì chọn loại có thành phần chính là bột mì nguyên

1 – Bánh mì

Ví dụ, khi mua bánh mì, các chuyên gia của Tờ Woman’s Day khuyên nên mua loại nào có thành phần chính là bột mì nguyên vì có một số loại bột mì cần có đường để lên men và một số nhãn hiệu bánh mì có thể dùng quá mức lượng các chất tạo ngọt khác.

2 – Món rau trộn

Món rau trộn tuy tốt cho sức khỏe nhưng các loại nước sốt hay các thực phẩm khác cho thêm vào làm cho món này giảm đi tính khỏe mạnh của nó, dù giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn về mặt khẩu vị.

Do đó, hãy tự làm món rau trộn tốt cho tim mạch bằng cách thêm vào dầu ô liu. Để món rau trộn ngon hơn và giàu dưỡng chất hơn mà không cần cho thêm đường, bạn có thể cho dâu tây vào.

3 – Sữa chua

Sữa chua tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng một số loại lại chứa thêm các loại mứt trái cây, các loại đậu hạt, sô-cô-la đen cũng làm tăng hàm lượng đường và năng lượng của sữa chua.

4 – Sốt cà chua

Sốt cà chua cũng tốt cho sức khỏe nhờ có hàm lượng cao lycopene, giúp giảm nguy cơ tim mạch và ung thư nhưng món mì trộn ngoài sốt cà chua cũng đồng thời cũng có thêm đường từ tương ớt và các loại nước sốt khác – theo Bệnh viện Mayo.

5 – Trái cây đông lạnh và đóng hộp

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên nên xem kỹ nhãn niêm yết các thành phần của sản phẩm trái cây đông lạnh hay đóng hộp bán ở các cửa hàng và siêu thị. Dù đó là đường tự nhiên nhưng một số được cho thêm đường tinh luyện. Trái cây sấy khô cũng là nguồn thực phẩm chứa nhiều đường.

6 – Bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng giàu protein, các loại đậu hạt và các loại bánh snack nhưng bơ đậu phộng được làm theo nhiều công thức khác nhau. Một số được cho thêm đường, mật ong và các chất làm ngọt để đáp ứng khẩu vị của người tiêu dùng. Vì thế, chỉ nên mua loại chỉ chứa đậu phộng và muối mà thôi hay nếu được bạn hãy tự làm món này để dùng.

Tóm lại, điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là hãy luôn kiểm tra nhãn niêm yết về hàm lượng đường trước khi mua bất kỳ món thực phẩm nào, đặc biệt là các thực phẩm chế biến công nghiệp.

Và cũng vì khó mà tránh các thực phẩm được thêm đường trong số các thực phẩm hàng ngày nên tốt nhất là chỉ nên hấp thu khoảng 37,5 g đường đối với nam giới và 25 g đối với người nữ – khuyến nghị của Authority Nutrition.

Huệ Trần (theo Medical Daily)

Cẩn thận với các thực phẩm chứa nhiều đường
ZALO - THIẾT KẾ WEBSITE NINH BÌNH
ZALO - THIẾT KẾ WEB NINH BÌNH