1. URL bắt đầu với https://
Ít nhất, URL trên thanh địa chỉ của trình duyệt phải được bắt đầu bởi cụm https:// và kèm theo biểu tượng ổ khóa phía trước thanh địa chỉ. Lưu ý ổ khóa phải xuất hiện ở thanh địa chỉ trình duyệt chứ không phải trong nội dung của website. Điều này cho thấy website an toàn đã được bảo vệ bởi Secure Sockets Layer (SSL) – một giao thức mã hóa giúp đảm bảo thông tin được trao đổi một cách an toàn thông qua một chứng chỉ số SSL được tin cậy.
URL trên thanh địa chỉ của trình duyệt phải được bắt đầu bởi cụm https:// và kèm theo biểu tượng ổ khóa.
2. Thanh địa chỉ trình duyệt chuyển qua màu xanh lá cây và hiển thị tên công ty quản lý website
Khi bạn truy cập vào các website được trang bị chứng chỉ số Extended Validation (EV) thì thanh địa chỉ trình duyệt đó chuyển qua màu xanh lá và hiển thị tên công ty quản lý website. Đây là mức xác thực đảm bảo công ty hiển thị trên thanh địa chỉ chính là công ty đang sở hữu và vận hành website.
Thanh địa chỉ trình duyệt chuyển qua màu xanh lá hiển thị tên công ty quản lý website.
3. Kiểm tra địa chỉ URL trên trình duyệt
Thoạt nhìn vào địa chỉ trên trình duyệt, bạn sẽ ngỡ đó chính là website cần tìm. Tuy nhiên trong trường hợp, website được thêm vào một đoạn ký tự phía sau để đánh lừa người dùng. Những website dạng này hoàn toàn có thể đánh lừa các hãng CA để mua một chứng chỉ số SSL giá rẻ. Đồng thời, có mức xác minh tên miền, vốn xử lý quy trình xác thực rất đơn giản và hoàn toàn tự động.
4. Để ý cụm từ https:// và biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ có bị đánh dấu chéo và đổi thành màu đỏ không?
Khi truy cập vào một website có chứng chỉ số SSL hết hạn, chứng chỉ số tự cấp phát hoặc được cấp phát bởi một hãng không tin cậy, trình duyệt bạn sẽ hiển thị một cảnh báo bảo mật. Khi đó thanh địa chỉ trình duyệt sẽ chuyển sang màu đỏ, đồng thời cụm từ https:// và biểu tượng ổ khóa sẽ bị đánh dấu chéo đỏ. Trường hợp này, dữ liệu trao đổi trên website vẫn sẽ được mã hóa, tuy nhiên bạn sẽ không thể biết chính xác công ty hiển thị trên chứng chỉ số SSL có phải là công ty sở hữu và vận hành website đó hay không.
Trình duyệt của bạn sẽ hiển thị một cảnh báo bảo mật khi truy cập vào một website không đáng tin cậy.
5. Kiểm tra địa chỉ URL trên trình duyệt
Địa chỉ website không an toàn thường chứa một số dấu hiệu bạn có thể dễ dàng nhận ra đây không phải là website mà bạn đang cần truy cập. Đôi khi bạn có thể thấy toàn bộ tên miền của website bạn thường truy cập, nhưng phía sau đó là một số đoạn text mờ ám và điều này sẽ dẫn bạn đến một website hoàn toàn khác. Để biết được nó có phải là website an toàn không, bạn có thể kiểm tra địa chỉ URL trên trình duyệt.
6. Kiểm tra lỗi chính tả trên website
Một số website y như thật, tuy nhiên khi bạn chịu khó để ý một chút sẽ xuất hiện các lỗi chính tả hoặc lỗi gây ra khi đánh máy. Các lỗi này thường xuất hiện trong tên miền của website hoặc trong nội dung như tiêu đề, hướng dẫn, nút bấm… Nguyên nhân thường do các website lừa đảo không có thời gian kiểm duyệt kỹ nội dung, đôi khi xuất phát từ các hacker không thành thạo ngôn ngữ mà chúng đang lừa đảo.
7. Một website thật sự sẽ không bao giờ làm bạn hoang mang
Một kiểu lừa đảo rất phổ biến và hiệu quả là dùng các câu thông báo làm cho khách hàng lo lắng, hoảng sợ, vui mừng quá mức, từ đó khách hàng sẽ nhập vào username, mật khẩu theo yêu cầu của website. Một website an toàn sẽ không có dấu hiệu này.
Chúc bạn vui vẻ!
Mắt Bão