Vì sao con người khổ sở? Nếu không hiểu được ta cảm thấy khổ hơn vạn lần

NBpage.Com Không ít người tự hỏi: Vì sao con người khổ sở và bao giờ mới hết khổ đây? Có những câu hỏi này cũng chỉ vì chúng ta chỉ mới thấy cái ở hiện tại, không còn nhớ mình đã từng sai phạm những gì trong quá khứ.

Chú tiểu đi tìm câu trả lời: Vì sao con người khổ sở

Một vị đệ tử nọ sau một thời gian dài ở bên một vị thiền sư đã học được cách quan sát tốt hơn về cuộc sống. Có lần, cậu hỏi thầy mình: 

– Vì sao con người lại khổ sở?

 
Thiền sư mỉm cười:

– Rồi con sẽ tự hiểu ra điều này thôi, lúc này không cần quá nóng vội đâu.
 

Ngày nọ, hai thầy trò đi qua một cái ao và gặp một người đàn ông đang bẫy cá. Cậu đệ tử ngay lập tức chạy lại và khuyên ông ta nên dừng việc đó lại, cậu bắt đầu thuyết giảng về nhân sinh, về thiện ác trên đời. Thế nhưng, người kia không quá bận tâm vì ông đang cần mẻ cá này để đem về nuôi sống gia đình mình.
 
Thấy người câu cá không lắng nghe, chú ta bắt đầu nóng giận và trách mắng, hai người cãi nhau qua lại một lúc cho tới khi vị thiền sư lại gần kéo đệ tử của mình ra rồi nói nhẹ nhàng:

– Công việc của những người tu hành như chúng ta là để giảng giải, không phải để chê trách người khác.

 
– Nhưng nếu không có ai đứng ra trừng phạt ông ta thì ông ấy vẫn tiếp tục phạm sai lầm như thế ạ?
 
– Con không phải lo nghĩ, Thần Phật ở trên cao sẽ nhìn thấu tất cả, ai làm sai rồi cũng sẽ phải nhận hậu quả của mình. Do đó, con chớ xen vào việc của người khác, còn mắng nhiếc người ta là không phải rồi.
 
Chú tiểu dù không hài lòng lắm với câu trả lời của thầy nhưng cũng đành phải rời đi. 

Vài năm trôi qua.

 
Một hôm, vị thiền sư và cậu đệ tử của mình lại có việc đi ngang qua cái ao ngày nào. Lần này, họ không nhìn thấy người đàn ông nào, mà chỉ thấy một con rắn bị thương nằm bên mép ao. Trên thân mình nó là những giọt máu rỉ ra, và từ chỗ đó, những con kiến bắt đầu bò lên, tranh nhau ngấu nghiến cái cơ thể còn đang thoi thóp trong đau đớn, quằn quại. 
 
Nhìn thấy cảnh này, trong lòng người đệ tử bỗng dưng trào lên một cảm giác xót xa và thương cảm. Cậu toan định chạy tới, giải cứu cho con rắn bất hạnh khỏi kiếp nạn, nhưng lại bị vị thiền sư giữ tay lại. 
 
 
Cảm thấy vô cùng khó hiểu, chú tiểu đã mạnh dạn hỏi thầy:

– Thưa sư phụ, lần này con đâu có mắng nhiếc hay trừng phạt người khác ạ? Con đang làm một việc tốt mà, tại sao người lại ngăn cản con?

 
– Con hãy để con rắn phải chịu những gì nó đã gây ra đi. Nếu bây giờ con cứu nó, nó sẽ tiếp tục phải chịu khổ sở trong những kiếp sau, sau nữa. Vì nó đang phải trả nghiệp cho những gì mà nó gây ra.
 
Thấy tò mò, người đệ tử hỏi lại thầy của mình:

– Thưa sư phụ, con rắn đã làm gì mà phải chịu cái kiếp nạn này thế ạ?

 
– Kiếp trước, nó chính là người đã đặt cái bẫy cá mà từng tranh cãi với con mấy năm trước đấy. Những con kiến bây giờ chính là những con cá bị anh ta bắt được. 
 
– Quả là công lý thật là kỳ lạ.
 
– Mỗi một khoảnh khắc ngươi chứng kiến trong cuộc sống này đều hoặc là nhân, hoặc là quả. Ai làm việc tốt hay việc xấu thì sẽ đều nhận được kết quả mà hành động đó đã gây ra. 
 
Trong cuốn Kinh Vệ Đà, chúng ta đã được dạy rằng phải luôn luôn nhớ những việc mình làm và nghĩ về những điều đó, vì ta sẽ phải chịu những kết quả mà nó mang lại. Mỗi một khoảnh khắc của cuộc đời đều vô cùng quý giá, đừng lãng phí nó vào những việc xấu.
 
Sau khi nghe sư phụ giảng giải, người đệ tử vẫn chưa hết thắc mắc:

– Thưa sư phụ, vậy mỗi khi có người gặp nạn là do họ đang phải trả giá cho hành động của mình, vậy là chúng ta không nên giúp đỡ họ ư?

 
Vị thiền sư mỉm cười, từ tốn giải thích:

– Không, mỗi khi con thấy ai đó gặp khó khăn, hãy giúp họ. Lần này ta bảo không giúp vì ta đã nhìn thấy tiền kiếp của con rắn, và không muốn nó lại phải chịu sự đày đọa trong kiếp sau. Còn nếu ta không biết gì, nhìn thấy người khác gặp khó khăn mà không cứu giúp, thì đó lại là tội lỗi của ta. 

 
Cuối cùng, bao thắc mắc trong lòng của người đệ tử cũng đã được giải đáp.  
 

Ta gặp nạn để trả giá cho lỗi lầm của mình?

Mỗi khi gặp nạn, chúng ta thường cố gắng tìm cách giải thích là vì mình bị "xui", do người này xấu tính, người kia o ép, hay thời kỳ chưa chín muồi…. Dù cho rất nhiều lý do được đưa ra nhưng ít người tự nhận trách nhiệm của mình trong đó. Thế nên họ không chỉ chịu khổ về hoàn cảnh hiện tại mà còn cả ở tâm lý, luôn có cảm giác bị dằn vặt, khó chịu, bất an từ trong tâm mình.

Ta nên hiểu rằng, theo Nhân Quả, việc ta phải nhận về ác nghiệp ở hiện tại đều được giải thích là do ta đã tự mình gây ra từ trong quá khứ dù ta có nhớ hay không, cho nên không thể oán thán hay đổ lỗi cho bất kỳ ai.

Hơn nữa, bạn cũng có thể tự tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao con người khổ sở qua câu chuyện của vị chú tiểu ở trên.

Thực tế cho thấy ta gieo gì thì gặt nấy, có muốn trốn tránh thì cũng vô ích vì luật Nhân Quả rất công bằng với bất cứu ai. Thậm chí khi ta tìm hiểu về cuộc đời của Đức Thế Tôn cũng đã biết rằng anh họ rắp tâm hãm hại Đức Phật trong gần như hết cả cuộc đời của Ngài cũng chỉ vì nhân duyên trong tiền kiếp.

Vì thế, ngay từ cuộc sống hiện tại này, hãy cố gắng làm nhiều việc thiện, việc lành, chẳng cần mong ai đó ghi nhận làm gì, chỉ cần Trời biết, Đất biết, ta biết là đủ. Thời gian là thứ quý giá nhất ta có trong cuộc sống này, do đó đừng lãng phí bất cứ khoảnh khắc để làm việc vô nghĩa, đừng lãng phí nó vào những việc xấu.

Nếu ta không thức tỉnh, không tự răn mình để sửa đổi thì ta cũng sẽ như anh họ của Ngài – Đề Bà Đạt Đa chỉ suốt ngày rước khổ sở và đau đớn, tủi nhục về mình.

Anh ta suốt ngày rắp tâm cố làm hại Đức Phật mãi không được, trong khi đó, Đức Phật vẫn có cuộc sống an nhiên, tự tại, Ngài vô tư, thoải mái suốt cuộc đời không cần quan tâm mình có đang bị tiểu nhân hãm hại hay không.

 
 

Ta vốn chẳng thể hoàn hảo nên vẫn thường xuyên phạm phải sai lầm, nhưng điều quan trọng là biết ăn năn hối lỗi, nếu phải chịu rắc rối do Nhân xấu mình đã gieo thì hãy cam tâm tình nguyện chịu "hình phạt" tương ứng.

Có thể thấy, ngay cả những rắc rối mà Đức Phật phải lãnh chịu trong thời kỳ còn ở cõi Ta Bà không phải là ít, tất cả đều xuất phát từ những sai lầm do Ngài phạm phải, bao gồm cả việc phải ăn cháo nấm độc – bữa ăn cuối cùng của Đức Phật.

Khi đó, Thuần Đà thực tâm muốn cúng dường cho Phật trước khi Ngài nhập Niết bàn, đã tự tay vào rừng lựa từng cây nấm, nấu nên bát canh thơm ngon, ấy là tấm lòng thành kính trước Phật của ông.
 
Thuần Đà không hề biết trong số nấm mình hái có nấm độc, vì thế việc dâng cúng lên Phật chỉ là vô tình, hoàn toàn xuất phát từ tâm thiện, người không biết thì không có tội. Hơn nữa, việc Phật nhập diệt đã có điềm báo từ trước, kể cả không có bát canh nấm kia nhưng Phật biết rằng đó là Quả mình phải nhận do những việc bản thân mình đã vô tình làm sai trước đây nên vẫn vui vẻ đón nhận bát canh có độc ấy, không một lời oán thán.

Nhìn về ta ở hiện tại, nếu gặp khó khăn mà ta không được hiểu được nguyên do ta càng cảm thấy mệt mỏi và đau đớn hơn vì luôn tự hỏi: Tại sao lại là ta? Thế nhưng, khi hiểu sâu về Nhân Quả, dù ta không biết rõ mối duyên nào khiến ta lao đao, khổ sở nhưng hãy cứ nghĩ rằng, âu cũng là ta đành phải chịu hình phạt của mình đã gây ra.

Từ cách nghĩ ấy mà khó khăn ở hiện tại to lớn cỡ nào cũng nhờ đó mà hóa nhỏ, ta cũng cảm thấy an nhiên hơn giữa đời, chẳng còn sợ hãi trước những bi ai của cuộc sống nữa. 

Vì sao Phật dạy nhân quả báo ứng xưa nay vốn không chừa một ai?
Những hiểu nhầm về luật Nhân Quả không phải ai cũng biết
ZALO - THIẾT KẾ WEBSITE NINH BÌNH
ZALO - THIẾT KẾ WEB NINH BÌNH