NBpage.Com Theo lời Phật dạy có quả báo nhãn tiền và quả báo tương lai nhưng ít ai quan tâm đến những gì xảy ra trong tương lai nên cứ gieo rắc điều xấu xa, đến khi quả báo tới lại oán thán ông Trời: Vì sao lại là tôi?
Lời Phật dạy về quả báo nhãn tiền và quả báo tương lai
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỳ kheo:
Bài học:
Theo lời Phật dạy về quả báo nhãn tiền và quả báo tương lai có thể thấy việc ai đó "ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ" hoặc "gieo gió gặt bão"… là chuyện đương nhiên vì nhân quả ở đời vốn rất chính xác. Tiến trình từ nhân đến quả, có thể báo ứng ngay trong hiện tại mà cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa.
– Quả báo nhãn tiền: Đó là những quả báo ta thấy được kết quả ngay như trộm cắp, buôn lậu, tham ô, giết người… sẽ bị pháp luật trừng trị ngay, đó cũng chính là quả báo mà ta chịu ở kiếp này khi làm việc xấu xa.
– Quả báo tương lai: Đó là những quả báo ta chưa thể thấy ngay được như ác khẩu: chửi bới người, vu oan, thất tin hay giật chồng,… sẽ có thể hiện tại chưa bị "trị tội" nhưng tương lai khó lường, đó là lý do nhiều người vẫn rất tự mãn rằng mình làm điều xấu mà chẳng sợ tai ương. Họ không nhìn thấy tương lai của mình đáng sợ như thế nào nên mới có những việc làm sai trái, hại người đến vậy.
Thế nhưng hãy nhớ lời Đức Phật từng dạy rằng: Dù lên núi cao hay xuống vực thẳm cũng không tránh được nghiệp quả.
Do vậy, đừng tưởng rằng mình chưa phải chịu tội thì cứ tiếp tục làm, hãy trở thành người hiểu biết, có tầm nhìn xa trông rộng hơn để thận trọng trong mỗi việc làm, lời nói và suy nghĩ của chính mình.
Vì đâu con người xem thường quả báo tương lai?
Ví dụ như khi làm ác chúng ta có thể qua mặt được luật pháp. Nhưng luật nhân quả sẽ không chừa bất cứ một ai, khi nhân duyên chín muồi.
Đó là lý do chúng ta chỉ sợ quả báo hiện tại mà xem thường quả báo tương lai, ta cảm thấy hiện tại mình vẫn ung dung sống với việc khẩu nghiệp đấy thôi nên cứ thản nhiên như người vô tội. Thế nên không thiếu gì những người đi gieo chuyện thị phi, lên livestream nói xấu người khác rồi tin rằng mình làm từ thiện để bù đắp hay không ít người rảnh rỗi đi bình luận chê bai người khác…
Ta có thể thất tín với bạn bè, hứa xong không làm, thề non hẹn biển rồi giả vờ quên mất,… thế nhưng ta có thể dối người nhưng không dối mình, lương tâm luôn cắn rứt và tội báo sẽ đến trong tương lai, có thể là 5 -10 năm nữa, hay thậm chí là kiếp sau khi chúng kết đủ duyên, nói chung ta không thể nào thoát khỏi.
Có thể nói, việc vận hành của nhân quả rất đa dạng và phức tạp, nên không phải ai cũng tin có NHÂN – QUẢ nhưng không tin không có nghĩa là nó không tồn tại, đó là lý do hiện nay có nhiều người vẫn than vì sao tôi giỏi mà vẫn nghèo, đơn giản vì ta không hiểu rõ đường đi nước bước cụ thể của nhân quả đang tới đâu, không thể tính toán xem bao lâu mới được nhận quả ngọt.
Sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, quả báo tương lai có thể không báo ứng liền tức khắc, những người vô minh thường thì cái gì không biết thì không sợ, vì thế họ tiếp tục phạm sai lầm và ngó lơ hậu quả có thể xảy ra trong tương lai.
Tự mình kiến tạo hạnh phúc, thành công cho mình
Phật dạy: Dù chúng ta có lên núi cao hay trốn xuống vực thẳm, cũng không thể nào tránh được nghiệp quả khi đủ nhân duyên. Do chúng ta đã tin sâu về nhân quả, luôn cẩn thận và có sự quán xét trong suy nghĩ, lời nói và hành động của mình.
Nguyên nhân đưa đến khổ đau, không phải do hoàn cảnh, không phải do người khác, mà chính tự nơi mình đã gây ra. Vì mải chạy theo vật chất, tham đắm sắc dục, chúng ta lãng quên đi việc tu dưỡng thân, tâm mình.
Chúng ta nên luôn sợ hãi với quả báo, quyết không làm điều ác, tránh xa tội lỗi. Niềm tin nhân quả, sự sợ hãi quả báo trong đời này và những đời sau sẽ góp phần tác thành nên nhân cách, đạo đức cho mỗi người. Xã hội sẽ bình an, thiện lành và phát triển ổn định hơn khi mỗi người đều có nhận thức đúng đắn về nhân quả và nghiệp báo.
Ta không phải nghĩ tới điều gì quá lớn lao, xa vời, đơn giản là thực hành nhân quả từ trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như với đồ dùng của người khác, khi chưa được sự đồng ý của họ mà ta tự lấy dùng hoặc chiếm đoạt, đều thuộc về tội trộm cướp, thậm chí đó là cây kim, sợi chỉ, hay cái tăm,… đều đã được "ghi nợ" và có "lãi suất" nên đừng xem thường dù là một việc xấu mà ta nghĩ rằng nó nhỏ xíu và không đáng. Đặc biệt quả báo quỵt tiền người khác rất đáng sợ, vì thế có nợ tiền ai nhất định phải trả.
Đừng để đến khi tiền bạc bao nhiêu năm tháng chắt chiu dành dụm đội nón ra đi mới "lội ngược dòng" để tìm ra những điều mình đã phạm sai lầm thì cũng đã muộn màng. Thế nhưng hãy nhớ rằng chẳng bao giờ muộn để sửa sai dù bạn đang ở tuổi 70, 80 đi chăng nữa, vì những gì bạn đang làm vẫn đang kết trái cho tương lai, cho muôn kiếp sau của chính mình.