Trùng tang là gì? Cách tính trùng tang và cách hóa giải?

Trùng tang là một trong những hiện tượng gây ám ảnh đối với các gia đình có người chết. Hiện tượng trùng tang là gì, cách hóa giải trùng tang như thế nào, tại sao lại có trùng tang,…?

Trùng tang là một trong những hiện tượng gây ám ảnh đối với các gia đình có người chết. Hiện tượng trùng tang là gì, cách hóa giải trùng tang như thế nào, tại sao lại có trùng tang,…?

Trùng tang là gì?

Trùng tang hay chết trùng, là hiện tượng người thân trong gia đình vừa qua đời sau đó là những cái chết liên tiếp đột ngột xảy ra trong thời gian ngắn. Những người chết theo thường là người thân thích trong gia đình hoặc người thân yêu, người mà người chết ghét,…

Trùng tang dường như trở thành nỗi ám ảnh của nhiều gia đình bởi sự ra đi của người đầu tiên lại kéo theo nhiều người chết. Hiện tượng này thường thấy nhất là sau 3 ngày an táng hoặc trong vòng 49 ngày hoặc chưa hết thời gian xả tang thì gia đình lại có người qua đời. Cũng có trường hợp gia đình phải chịu tang cùng một thời điểm nên hay xác định hiện tượng này là trùng tang.

Trùng tang liên táng là gì?

Hiện tượng “trùng tang liên táng”, tức gia đình có người mất liên tiếp, tang trùng nhau, liên táng là chôn liên hoàn. Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng được xem là nghiêm trọng nhất. Bởi thời gian xảy ra nhanh, có khi chỉ từ một đến ba ngày, một tuần hoặc vài tháng là có người chết, nhẹ thì vài người. Nhưng có trường hợp cả họ chết theo, nhân khẩu gia đình từ đông đúc mà trở nên vắng vẻ hơn.

Trùng tang liên táng thường sẽ có các trường hợp như sau:

Trùng 3 ngày: Đây là hiện tượng gia đình, họ hàng sẽ có người chết theo tính từ lúc người chết đầu tiên cho đến 3 ngày sau. Nhiều trường hợp người đầu tiên chưa kịp an táng thì đã có người tiếp theo qua đời. Trùng tang 3 ngày là nặng nhất và đã khiến nhiều gia đình xoay xở không kịp do chưa biết bị chết trùng.

Trùng tuần đầu: Đây cũng là trường hợp trùng tang khá nặng khi tính từ lúc người đầu tiên chết cho đến hết tuần đầu thì lại có người tiếp theo mất.

Trường hợp trùng tang nhẹ nhất, gia đình có nhiều thời gian đi hóa giải là hiện tượng trùng tang xảy ra vào những ngày sau đó, kéo dài cho đến hết 3 năm hoặc có thể lâu hơn tùy thuộc vào thời gian bốc mộ lên mộ tròn. Trùng tang này có thể xảy ra vào đúng ngày cuối cùng trước ngày bốc mộ do gia đình không chú ý kiêng khem cẩn thận.

Tuy nhiên, việc trùng nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào ngày – tháng – năm của người đã mất. Do vậy khi có người thân qua đời, gia đình nên nhờ thầy xem ngày giờ qua đời của người chết.

Tại sao lại có hiện tượng trùng tang?

Có rất nhiều quan niệm xoay quanh vấn đề tại sao lại có hiện tượng trùng tang. Tuy chưa có cơ sở lý giải chính xác vấn đề này, nhưng hiện nay trong dân gian thường truyền tai nhau những lí do sau.

Trùng tang do thần trùng sai vong linh về bắt con cháu

Ông bà ta ngày xưa cho rằng sỡ dĩ có hiện tượng trùng tang vì người chết vào ngày, giờ không hợp tuổi, rơi vào các kiếp sát như Dần, Thân, Tỵ Hợi – những giờ xấu nên dẫn đến hiện tượng này.

Nguyên Nhân Trùng Tang

Việc người chết ra đì vào ngày, giờ không thuận sẽ dễ bị quỷ trùng bắt đi, tra tấn bằng cách mổ vào trán khiến họ đau đớn mà khai ra người thân trong gia đình. Những người bị khai sẽ bị lũ quỷ bắt, trở thành kẻ xấu số tiếp theo.

Trùng tang do vong linh nổi loạn

Văn hóa dân gian còn cho rằng nguyên nhân của trùng tang chính là do vong linh nổi loạn. Từ đó sinh ra việc nhốt vong, không cho vong về nhà. Chùa Hàm Long ở Bắc Ninh được đồn là chùa nhốt vong nổi tiếng và lớn nhất cả nước. Ngôi chùa này có lịch sử lâu đời hàng nghìn năm, từ năm 1115, có tấm bia khắc giúp gỡ bỏ quỷ trùng.

Chùa Hàm Long

Các gia đình khi đến chùa Hàm Long sẽ được phát bùa đeo trong 3 năm để tránh hiện tượng trùng tang. Tuy nhiên, theo đạo Phật việc nhốt vong đặc biệt là nhốt vong của cha mẹ chính là việc làm bất hiếu, một trong những tội nặng nhất.

Bởi cha mẹ là những người không chỉ có công sinh thành mà có tình thương yêu đối với con cháu trong gia đình. Dù có bị quỷ trùng tra tấn, sai vong linh về bắt con cái thì cha mẹ, ông bà sẽ vì con cháu mà kháng cự đến cùng. Do vậy, việc đem nhốt vọng cha mẹ, người thân trong gia đình là trái với luân thường đạo lí, là việc mà con cháu tuyệt đối không thể làm với bậc sinh thành của mình.

Trùng tang có thật hay không?

Có rất nhiều quan điểm bàn luận về hiện tượng trùng tang, Tháp Long Thọ chia sẻ đến bạn 2 góc nhìn từ Phật giáo và khoa học đối với vấn đề này như sau:

Trùng tang theo quan điểm của Phật Giáo

Quan niệm của Phật giáo cho rằng không có hiện tượng trùng tang và phủ nhận việc không có quỷ trùng hay Diêm Vương sai vong linh về bắt người. Tinh thần đạo Phật cho rằng việc sinh hay tử hoàn toàn do nghiệp đã tạo ra ở những kiếp trước. Đối với những bậc thánh nhân đã đắc đạo, sớm thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi thì đã tự tại với việc sinh tử. Đối với con người là những bậc phàm phu tục tử vẫn còn phải chịu kiếp luân hồi và sinh hay tử là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi đó.

Nhưng quan niệm về hiện tượng trùng tang cùng những câu chuyện kì bí đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt trong thời gian dài. Do vậy, khi gia đình có người chết vẫn rất kiêng kị việc trùng tang và làm đủ mọi cách để hóa giải.

Trùng tang dưới góc nhìn khoa học

Xét theo góc nhìn của khoa học, hiện tượng trùng tang chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Bách khoa thư các hiện tượng dị thường, xuất bản năm 1996 tại Mỹ, trong mục Trùng hợp nhấn mạnh: “Sự trùng hợp xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Chúng khiến chúng ta vui sướng, bối rối và sửng sốt. Chúng gây phiền nhiễu và tạo sự hoảng sợ… Chúng có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta; nơi chúng ta làm việc; người chúng ta chung sống; và nhiều đặc trưng cơ bản của cuộc sống hàng ngày có vẻ dựa trên sự trùng hợp”.

Bản chất của sự trùng hợp chính là dựa trên lý thuyết về xác suất và thống kê. Định luật này cho rằng với một mẫu xét đủ lớn, bất kỳ hiện tượng kỳ lạ nào cũng có thể xảy ra. Hiện tượng trùng tang cũng dựa theo quy luật này mà xảy ra.

Cách tính trùng tang – thiên di – nhập mộ

Để tránh hiện tượng trùng tang cũng như để xác định người chết có phải trường hợp trùng tang hay không, gia đình có thể tự tính theo cách tính như sau:

Cách tính theo 12 địa chi, nam bắt đầu từ Dần tính theo chiều thuận Dần Mão Thìn Tị…., nữ bắt đầu từ Thân tính theo chiều nghịch Thân Mùi Ngọ Tị….

Áp dụng cách này, ta tính độ tuổi của người mất như sau: Cứ 10 tuổi tính một cung, 20 tuổi cung tiếp theo cho tới hết số tuổi chẵn thì mỗi tuổi lẻ tính là một cung. Ví dụ: Nam thọ 64 tuổi thì 10 tuổi cung Dần, 20 tuổi cung Mão, 30 tuổi cung Thìn, 40 tuổi cung Tị, 50 tuổi Ngọ, 60 tuổi cung Mùi, 61 tuổi cung Thân, 62 tuổi cung Dậu, 63 tuổi cung Tuất, 64 tuổi cung Hợi. Người này cung tuổi mất vào cung Hợi.

Cách Tính Trùng Tang

Tính tháng thì cung tháng sẽ nối tiếp với cung tuổi và theo quy tắc mỗi tháng là một cung. Ví dụ: Nam thọ 64 tuổi, cung tuổi là Hợi, mất vào tháng 3 thì cung tháng sẽ là Dần vì tháng 1 là Tý, tháng 2 là Sửu, tháng 3 là Dần.

Cung ngày sẽ nối tiếp cung tháng theo quy tắc mỗi ngày ứng với một cung. Ví dụ: Nam thọ 64 tuổi mất vào ngày 3, cung tháng đã tính trước đó là Dần thì tính cung ngày 1 sẽ là Mão, ngày 2 là Thìn, ngày 3 là Tị. Cung ngày của người này là cung Tị.

Cung giờ nối tiếp cung ngày theo quy tắc mỗi giờ ứng với một cung. Ví dụ: Nam thọ 64 tuổi mất vào giờ Tý (12 giờ đêm), cung giờ của người này là Ngọ.

Sau khi đã biết được cung tuổi, ngày, tháng, giờ của người mất, gia đình tiến hành xem xét 3 trường hợp như sau:

Nhập mộ (cung Sửu, Tuất, Mùi, Thìn): người chết được yên nghỉ tốt, không phạm phải điềm hung.

Thiên di (cung Tý, Dậu, Ngọ, Mão): người ra đi theo ý trời, do trời định đoạt nên thuận theo tự nhiên. Tuy nhiên đây là trường hợp dự báo con cháu trong gia đình phải tranh chấp kiện tụng, phân chia tài sản.

Trùng tang (cung Dần, Hợi, Thân, Tỵ): ra đi không đúng số mệnh, phải làm lễ trấn trùng tang.

Chỉ cần có một cung rơi vào nhập mộ thì tốt, không vướng hiện tượng trùng tang. Khi đã xác định được bị trùng tang, gia đình cũng cần lưu ý thêm rằng:

  • Trùng ngày nặng nhất – trùng thất xa, tức có bảy người chết theo.
  • Trùng tháng nặng nhì – trùng tam xa, ba người chết theo.
  • Trùng giờ nặng ba – trùng nhị xa, gia đình sẽ có 2 người chết theo.
  • Trùng năm là nhẹ nhất – trùng nhất xa.

Cách hóa giải trùng tang

Nhiều gia đình sau khi xác định người thân chết vào ngày giờ gặp hiện tượng trùng tang sẽ có tâm lý muốn hóa giải để người chết sẽ không ảnh hưởng đến người xấu.

Hóa giải bằng cách nhốt vong vào chùa

Một trong những cách thường thấy chính là nhốt vong, đưa vong đến chùa. Nhưng không phải chùa nào cũng giữ được vong chết trùng. Chọn chùa nhốt vong còn phụ thuộc vào sự linh thiêng của chù, mức độ cao tay của các sư trụ trì. Đối với trường hợp trùng tang nhẹ, các nhà sư sẽ đọc kinh niệm Phật cho vong hồn sớm siêu thoát.

  • Nếu trường hợp trùng nặng, gia đình hãy đến chùa Hàm Long (Bắc Ninh) để tìm cách hóa giải. Khi gửi vong vào chùa, gia đình cần thực hiện đúng các điều sau:
  • Không được lập bàn thờ người chết ở nhà vì chỉ cần đốt hương và đọc tên người chết, vong sẽ dễ dàng thoát ra ngoài.
  • Nên nhờ bạn bè hoặc người bên họ ngoại đưa vong vào chùa. Vì vong chết trùng nếu thấy người quen đưa đi sẽ đi theo về.
  • Gia đình có thể thờ cúng người chết bình thường sau khi lập mộ tròn, tức lúc này người mất đã về với tổ tiên.

Hóa giải trùng tang theo Phật giáo

Theo quan niệm nhân quả luân hồi của Phật giáo cho rằng sinh mạng của mỗi người do phước báu mà thành. Do vậy gia đình có người chết không nên xem bói mà cần phải cúng dường, tụng kính sám hối, làm việc thiện, bố thí,…để tạo phúc phần cho người mất. Người mất được phước báu thì gia đình cũng nhận được phước lành. Đó là cách hóa giải hiện tượng này.

Dù có rất nhiều quan điểm xoay quanh hiện tượng trùng tang nhưng đến nay hiện tượng này vẫn là một trong những điều gây ảnh hưởng đến nhiều gia đình. Hi vọng qua bài viết này THIẾT KẾ WEB NINH BÌNH – SEO WEB NINH BÌNH đã giúp bạn hiểu hơn về trùng tang trong dân gian và có thể bình tâm để quán chiếu sự đời vô thường này.

ZALO - THIẾT KẾ WEBSITE NINH BÌNH
ZALO - THIẾT KẾ WEB NINH BÌNH