7 Cách Cải Thiện Tốc Độ Load Web 1 Giây

1. Tối giản hóa yêu cầu HTTP

Theo Yahoo, 80% thời gian tải website được dành để tải những phần riêng biệt nhau như hình ảnh, script, flash… Và bạn có biết với nhiệm vụ như thế, website phải yêu cầu HTTP thực hiện tải liên tục các yếu tố này. Tất nhiên, điều này làm cho website của bạn chậm hơn rất nhiều.

 

Càng tối đa hóa yêu cầu HTTP bao nhiêu, bạn càng tăng tốc độ tải trang của mình lên bấy nhiêu

 

Trong trường hợp này, cách nhanh nhất để cải thiện tốc độ website đó chính là đơn giản hóa thiết kế của bạn. Bạn có thể sử dụng CSS thay thế cho hình ảnh bất cứ khi nào có thể, hoặc có thể kết hợp nhiều dạng thiết kế vào chỉ một trang thay vì quá nhiều trang, cắt giảm lượng Script không đáng có và đặt nó ở chân trang…

 

2. Giảm thời gian phản hồi của máy chủ

Thời gian phản hồi quá lâu cũng là nguyên nhân khiến tốc độ tải trang của bạn bị chậm. Hiện nay, có khá nhiều công cụ giúp bạn thực hiện được vấn đề này như:

– Yslow: Giúp bạn đánh giá tốc độ website và các lời khuyên giúp bạn cải thiện hiệu suất của website

– Google’s PageSpeed Tool: Cũng như Yslow, và bạn có thể tìm hiểu được hiệu năng của website

 

 

3. Sử dụng tính năng nén

Một trang web nếu có quá nhiều hiệu ứng và thuộc tính sẽ nặng thường khoảng 100KB hoặc hơn. Điều này làm cho website của bạn cồng kềnh và ảnh hưởng tới tốc độ website của bạn. Cách tốt nhất để tăng tốc độ tải trang là nén tất cả lại.

Nén sẽ làm giảm băng thông của trang web, làm giảm thời gian phản hồi HTTP. Bạn có thể làm điều này với một công cụ gọi là Gzip để có thể giảm thời gian tải của website và cải thiện tốc độ website lên tới 70%.

 

 

4. Kích hoạt tính năng bộ nhớ đệm

Khi bạn truy cập một website, các yếu tố trên website bạn truy cập sẽ được lưu trữ trên ổ cứng của bạn được gọi là bộ nhớ cache, hay còn gọi là lưu trữ tạm thời. Điều này giúp cho bạn không phải tải lại các yêu cầu HTTP trong lần ghé thăm website tiếp theo. Tiện lợi là thế nhưng đôi khi, chính yếu tố này lại khiến cho tốc độ tải trang bị chậm lại khá nhiều. Và dĩ nhiên, với việc kích hoạt bộ nhớ đệm, bạn sẽ cải thiện tốc độ website của mình một cách đầy bất ngờ!

 

 

5. Tối ưu hóa hình ảnh

Kích thước hình ảnh quá khổ sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian để tải. Vì vậy, điều quan trọng nhất là bạn nên giữ hình ảnh của bạn càng nhỏ càng tốt. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc đến vấn đề người xem có nhìn rõ hình ảnh của mình hay không nếu chọn hình ảnh nhỏ hơn kích thước ban đầu.

 

Những hình ảnh mờ (vì được giảm hoặc thay đổi kích thước) đôi khi sẽ đem đến tác dụng phụ cho bạn

 

Không những là kích thước, định dạng hình ảnh cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tốc độ tải trang. Định dạng hình ảnh tốt nhất dành cho bạn đó chính là JPEG. PNG cũng khá tốt, tuy nhiên, có thể một vài trình duyệt cũ không được hỗ trợ tốt với định dạng này. Với ảnh GIF thì chỉ nên sử dụng cho các bức ảnh nhỏ hoặc đơn giản. Bạn không nên sử dụng BMP hoặc TIFFs vì những định dạng này sẽ khiến tốc độ load trang lâu hơn.

Yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là thuộc tính của hình ảnh – SRC: Một khi bạn đã có kích thước và định dạng đúng, tránh tình trạng hình ảnh với mã src trống như <img src=””>. khi không có nguồn trong dấu ngoặc kép, trình duyệt sẽ tạo ra yêu cầu trực tiếp tới trang web, tạo ra những lượng truy cập không cần thiết tới website của bạn.

 

6. Giảm số lượng Plugin trên website

Quá nhiều Plugin sẽ làm chậm website của bạn, tạo ra các vấn đề về an ninh cũng như gây ra nhiều khó khăn khác. Do đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra và tắt hoặc xóa các Plugin không cần thiết để cải thiện tốc độ website của bạn. Hãy thử tắt các plugin và đo lường hiệu suất máy chủ, bằng cách này bạn có thể xác định bất kỳ plugin nào gây ảnh hưởng xấu tới website của bạn.

 

 

7. Giảm việc chuyển hướng

Chuyển hướng sẽ tạo ra thêm các yêu cầu HTTP và làm tăng thời gian tải của website. Vì vậy, điều tốt nhất là bạn nên giữ nó ở mức tối thiểu.

Với những website tương thích với mobile, điều bạn cần làm đó là sử dụng chuyển hướng HTTP để chuyển người dùng mobile sang URL mobile của bạn mà không cần bất kỳ trang chuyển hướng trung gian nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm các đoạn đánh dấu <link rel = “alternate”> vào các trang máy tính của bạn để xác định các trang URL dành cho di động tương đương để Google bot có thể đọc hiểu các trang web trên di động của bạn.

 

 

Bên cạnh giao diện đẹp mắt, nội dung hấp dẫn thì tốc độ tải trang web cũng là một trong những yếu tố quyết định người truy cập có quay lại trang web của bạn hay không. Và với 7 mẹo nhỏ sau đây, hy vọng rằng bạn sẽ tìm được cách cải thiện tốc độ load trang của mình!

7 Cách Cải Thiện Tốc Độ Load Web 1 Giây
ZALO - THIẾT KẾ WEBSITE NINH BÌNH
ZALO - THIẾT KẾ WEB NINH BÌNH