5 Chiến Lược Kinh Doanh Trong Ngành Bán Lẻ

Vậy nên, bài viết sau sẽ gợi ý cho bạn những chiến lược trong ngành bán lẻ. Hãy tham khảo và vận dụng cho những hoạt động kinh doanh sau này của mình nhé!

1. Tập trung vào số lượng khách trung thành

 

 

Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Khách hàng trung thành chiếm đến 20% tổng số khách hàng hiện tại của doanh nghiệp nhưng họ đóng góp đến hơn 50% doanh thu”. Điều này có nghĩa doanh nghiệp bạn nên có chiến lược kinh doanh tập trung vào các đối tượng khách hàng này bằng nhiều cách như:

– Lắng nghe những góp ý của họ về sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp

– Ghi nhớ thông tin cá  nhân của khách hàng để gửi thư thông báo, chúc mừng sinh nhật, tri ân khách hàng …

– Gửi lời cảm ơn ngay cả khi họ thường mua hàng với số lượng khá nhỏ

Khi họ hài lòng với dịch vụ của bạn có nghĩa họ sẽ còn quay lại và có khi chính họ là những “phương tiện” quảng cáo hữu hiệu nhất mà bạn nên áp dụng. Doanh số tăng chỉ là trong nay mai thôi bạn nhé!

 

2. Những khách hàng chỉ đến khi có thông báo Sale

 

 

Cũng có thể nói 80% nhóm khách hàng này là phụ nữ vì mua hàng giảm giá là một sở thích khó lòng thay đổi được của cách chị em, đặc biệt là các bà nội trợ.

Chiến lược bán lẻ nhằm giải phóng kho hàng tồn hướng đến nhóm khách hàng này là một việc làm khá thông minh và cực hiệu quả. Tuy nhiên, bạn vẫn cần có một kế hoạch cụ thể trước khi thực hiện “chiến dịch” này vì họ có thể làm tăng doanh thu một cách nhanh chóng nhưng cũng chính họ sẽ gây tổn thất cho doanh nghiệp vì chính sách đổi trả hàng của bạn.

Xem thêm: 8 nguyên tắc để kinh doanh thành công

 

3. Nhóm khách hàng có nhu cầu mới mua

 

 

Trước khi vào cửa họ đã có những dự tính riêng về sản phẩm mà mình định mua về số lượng, chất lượng, giá tiền … Vậy nên, nếu sản phẩm, dịch vụ của bạn không đáp ứng được yêu cầu, họ sẽ ra về và tiếp tục đi tìm trong các cửa hàng cung cấp khác.

Tuy nhiên, nếu bạn đang sở hữu đội ngũ nhân viên dễ thương và chuyên nghiệp trong việc dẫn dắt người mua sang những mặt hàng tương tự cái họ đang cần tìm thì chẳng có lý do gì khách hàng lại không lắng nghe và lựa chọn.

Sự tương tác giữa khách và nhân viên mang đến hiệu quả tương đối cao trong ngành bán lẻ của các doanh nghiệp. Vì trên thực tế, rất nhiều khách trở lại mua hàng cũng chỉ vì ở đó có những nhân viên mà họ tin tưởng.

 

4. Mua theo cảm hứng

 

 

Khác với nhóm khách hàng có nhu cầu mới mua, trước khi chọn mua một sản phẩm thì họ chẳng có kế hoạch gì liên quan đến mua sắm vì có thể họ chỉ đến các cửa hàng xem cho đỡ buồn hay cũng có thể lang thang trên mạng và bắt gặp những mẩu quảng cáo hấp dẫn của các doanh nghiệp.

Đó là lý đo bạn cần đầu tư vào cửa hàng, website những hình ảnh lung linh và bắt mắt như: Ánh đèn, màu sắc, sản phẩm, cách bài trí hàng hóa … để thu hút sự chú ý của nhóm khách hàng mua theo cảm hứng này vì họ sẽ là nhóm khách hàng đưa ra nhiều quan điểm và kiến thức quan trọng đại diện cho số đông người tiêu dùng.

Đọc thêm về: 3 cách quảng bá kinh doanh trực tuyến

 

5. Khách hàng đang “đi dạo”

 

 

Đây là nhóm khách hàng chiếm số đông nhất mặc dù họ không phải nhân tốt chính của doanh thu nhưng  họ là những khách hàng tiềm năng và cửa hàng nằm nơi tập trung đông dân cư sẽ là cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của nhóm khách hàng “đi dạo” này.

Trên thực tế, có thể họ chỉ vào cửa hàng để tham khảo, trải nghiệm, khám phá sự mới mẻ những sản phẩm, công nghệ mới nhưng đừng vội bỏ qua họ vì họ chính là cầu nối cho những khách hàng khác đến cửa hàng của bạn theo cách “truyền miệng” nếu như bạn đủ khéo léo để dẫn dắt và giới thiệu nhiệt tình về các sản phẩm mà mình đang cung cấp.

Hi vọng các chiến lược kinh doanh trong ngành bán lẻ trên có thể mang đến những thành công trong việc kinh doanh của bạn và doanh nghiệp.

                                                                                                                       

Nguồn: Mắt Bão

5 Chiến Lược Kinh Doanh Trong Ngành Bán Lẻ
ZALO - THIẾT KẾ WEBSITE NINH BÌNH
ZALO - THIẾT KẾ WEB NINH BÌNH