Vì sao người tốt vẫn bị chết thảm theo góc nhìn của Phật giáo

NBpage.Com Chúng ta vẫn thường tự hỏi Vì sao người tốt vẫn bị chết thảm và liệu Nhân quả thực sự có hay không khi mà đúng ra người tốt đúng ra sẽ nhận được những quả lành, vận may tốt đẹp về họ?

Người tốt hay xấu đều chịu tác động của Nhân quả

Chúng ta được khuyên rằng nên sống hướng thiện, giúp đỡ nhiều người sẽ được Đức Phật phù hộ và giúp tai qua nạn khỏi. Giống như chúng ta thường được nhắc nhở rằng: người niệm Phật có Tam bảo gia bị, long thiên hộ trì.

Thế nhưng sự thật có phải cứ cố gắng làm người tốt thì nghiệp ác được tiêu trừ, chỉ có vận may tìm tới hay không là điều nhiều người phân vân? 

Sự thật là vẫn có những người tu Phật hoặc là người bình thường nhưng có cuộc sống lương thiện nhưng vẫn phải chịu cái chết thảm khốc. Sẽ không ít người tự hỏi: Vì sao người tốt vẫn bị chết thảm?

Thực ra đó là kết quả của Nhân quả mà người đó phải trả, những gì chúng ta biết về họ chỉ là thời điểm hiện tại hay cuộc sống của họ ở kiếp này. Trong khi đó, thực tế người nào đó đã tạo không ít nghiệp lành cũng như nghiệp xấu từ vô lượng kiếp trước đây. Những gì mà họ đang phải trải qua chỉ đơn giản là trả món nợ từ những kiếp trước mà thôi.

Đúng như Kinh Hoa Nghiêm có nói tới: “Giả sử nghiệp ác có thể tướng, mười phương hư không chẳng dung chứa hết”. Bởi việc nhân quả diễn ra liên tục mỗi ngày, chồng chất lên nhau, có khi nhân này chưa trả, quả nọ đã chín mùi, ví như gieo giống sớm thì gặt sớm. Tham khảo: Lời Phật dạy về nhân quả nhất định phải hiểu mới áp dụng đúng

Trong khi đó, chúng ta chỉ là người trần, mắt thịt chỉ thấy sự kiết hung trước mắt, đâu biết được việc nhân quả đời trước và đời sau. Chúng ta không có tha tâm đạo nhãn, nên không đoán được điều đó là tốt hay là xấu cho một người.

Việc có thể quyết định là: làm lành tất được quả lành, làm dữ phải mang ác báo. Nếu làm lành mà bị quả dữ, đó là quả báo của nghiệp ác đời trước, chẳng phải quả báo của nghiệp lành đời này. 

Vì thế, khi chúng ta không hiểu, không đủ nhận thức để giải thích việc đó nên mới cảm thấy lo lắng và sợ hại, thiếu niềm tin về những gì mình đang làm.  
 

 

Không ai biết cái chết đó là họa hay may

Thực tế, chúng ta có thể thấy cái chết của những người mà chúng ta thương yêu, kính nể khiến mình cảm thấy hoang mang nhưng về bản chất, chúng ta không đủ đoán biết là việc đó kết thúc chuỗi ngày đau khổ để mở ra một con đường mới hạnh phúc hơn hay là ngược lại.
 
Chuyện kể lại một vị Tăng ở chùa A Dục Vương vào đời Tống, vì muốn trùng tu tòa điện tháp thờ Xá Lợi nghĩ rằng Cần Thân Vương có thế lực, mới đến quyên tiền xây mộ. Thế nhưng số tiền quyên góp không được bao nhiêu, nhận thấy nguyện vọng của mình khó thành, vị này buồn bã, tự chặt tay trước đền Xá Lợi, nhưng không may qua đời vì chảy máu quá nhiều.

Cùng trong lúc ấy, con trai của Cần Thân Vương chào đời, điều đặc biệt từ lúc sinh ra đứa bé thường khóc mãi không thôi. Có lần khi được bà vú bế bế đi chơi, đứa bé khóc to khi họ đi qua chỗ treo bản đồ xây tháp Xá Lợi. 

Dù không hiểu gì nhưng khi bà vú gỡ bản đồ xuống để trước mặt nó thì đứa bé không khóc nữa. Cần Thân Vương hoang mang khi nghe bà kể lại và sai người đến chùa A Dục hỏi thăm vị Tăng khi trước, mới hay ông chặt tay chết đúng vào con mình chào đời.

Do nhân duyên đó, Thân Vương một mình đứng ra sửa lại điện Xá Lợi. Đến khi đứa bé ấy được hai mươi tuổi, nhằm lúc vua Ninh Tông băng, không có Thái tử kế vị, mới di chiếu lập con của Cần Thân Vương lên làm vua. Cậu bé về sau được làm Hoàng Đế bốn mươi mốt năm, tức là vua Lý Tông nhà Tống vậy.

 
Qua câu chuyện này, chúng ta có thể thấy dù là vị Tăng đã bị chết thảm khi tâm nguyện của mình không thành nhưng đó là khi kết thúc duyên cũ để mở ra duyên mới. Tháp Xá Lợi sau này đã được xây dựng xong, đứa bé sau này đã trở thành Hoàng Đế? 
 
 
Những gì người đời nhìn thấy chỉ là hiểu biết nông cạn, vì thế mới nghi vấn có nhân quả phức tạp có xảy ra hay không, cho nên sanh lòng nghi nan. Nhưng đối với việc chuyển quả báo nặng đời sau thành quả báo nhẹ đời này, ngươi còn chưa rõ biết, nên không khỏi có sự nghi ngờ bàn bạc không hợp lý. Xem thêm: Câu chuyện về luật nhân quả của người ăn mày mù lòa

Có chuyện kể lại rằng, ở Tây Vức, Giới Hiền Luận Sư là bậc đạo đức cao trong một thời, tiếng đồn vang khắp bốn xứ Thiên Trúc. Nhưng thân ông bệnh tật, thường xuyên phải chịu đau đớn vô cùng, có lúc không chịu nổi, ông chỉ muốn tự vẫn đi cho xong.

Nhưng đêm ấy, Luận Sư thấy ba vị Bồ tát xuất hiện trong giấc mơ của mình gồm có: Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Thế Âm. Họ căn dặn ông rằng: “Ngươi trong kiếp về trước, nhiều đời làm vị quốc vương, bởi não hại chúng sanh, nên sẽ phải bị lâu dài đọa vào ác đạo. Nhưng do đời nay ngươi có công hoằng dương Phật pháp nên chuyển lại chịu sự khổ nhỏ ở nhân gian để tiêu trừ sự khổ lớn nhiều kiếp nơi Địa ngục.

Vậy ngươi gắng nhẫn nhịn, chớ nên buồn rầu mà tính việc chi khác. Trong ba năm nữa, ở xứ Đại Đường có vị Tăng tên Huyền Trang, sẽ đến đây thọ pháp với ngươi.

Giới Hiền Luận Sư nghe rồi liền ráng chịu khổ sám hối lâu ngày bệnh lần lần thuyên giảm.

Qua ba năm sau, Huyền Trang đến chùa Na Lan Đà, Giới Công bảo đệ tử nói trạng thái bệnh khổ của mình, chính người thuật lại cũng nghẹn ngào rơi lệ.

Nếu ba vị Bồ tát không nói rõ nhân duyên kiếp trước, người đời sẽ bảo Ngài Giới Hiền chẳng phải là bậc đạo đức cao Tăng. Hoặc có kẻ lại cho rằng: một vị đại tu hành mà còn bị chứng bệnh thảm thế ấy, thì Phật pháp có chi là linh nghiệm?

 
Vì thế, khi chúng ta còn từ hỏi: Vì sao người tốt vẫn bị chết thảm. Thì phải Nếu thấy người làm ác mà hiện đời được phước báo, chắc các ngươi cũng khởi niệm hiểu lầm như thế. Nên biết đó chẳng qua là sự chuyển biến của những lớp tiền nhân hậu quả phức tạp không đồng, để đổi quả nặng đời sau làm quả nhẹ hiện tại, hay chuyển quả nhẹ hiện tại thành quả nặng đời sau mà thôi.
ZALO - THIẾT KẾ WEBSITE NINH BÌNH
ZALO - THIẾT KẾ WEB NINH BÌNH