Dù là sinh mệnh của con người hay loài vật đều quý giá. Thế nhân ăn thịt và coi điều đó là đương nhiên mà không biết rằng mình đang tích ác nghiệp cho đời sau. Nhân quả báo ứng luôn là chân lý, sát sinh gây ác nghiệp, phóng sinh tạo nghiệp lành.
1. Ngày giỗ lễ không nên sát sinh
Mục đích chính của ngày giỗ lễ hay tảo mộ đầu xuân là tưởng nhớ tới người đã khuất và cầu mong cuộc sống bình yên, tốt đẹp. Tự nhiên có 5 loại thực phẩm quý để dâng cúng (ngũ cốc), đâu thể bới xương cốt dưới cửu tuyền lên mà ăn sao? Sát sinh cúng bái có khác gì việc ấy, thật là bất kính.
2. Ngày sinh con đẻ cái không nên sát sinh
Không có con nối dõi, thắp hương thờ phụng ắt phải buồn phiền, bi thương, sinh được mụn con rồi mọi việc hoan hỉ, tươi vui. Sao không nghĩ xem loài vật cũng biết yêu thương con, cớ sao ngày con mình sinh ra lại là ngày khiến con của loài khác phải chết. Như vậy có thể yên lòng sao? Lẽ ra bậc làm cha mẹ phải tu nhân tích đức cho con, hà cớ gì lại mê muội sát sinh?
3. Ngày sinh nhật không nên sát sinh
Đáng thương thay cho đấng sinh thành, sinh ta ra trong bao đau đớn, vất vả.
Vì thế Phật dạy không nên sát sinh trong ngày sinh nhật vì đó là ngày ta sinh ra cũng chính là ngày mẹ ta dần già yếu, càng gần cái chết. Vậy cớ sao ta lại quên công ơn trời bể này của cha mẹ mà nỡ lòng sát hại sinh linh, tích thêm ác nghiệp. Ăn chay niệm Phật, phóng sinh cầu bình an và phúc thọ cho cha mẹ, ấy mới là điều thiện, đúng đạo hiếu làm con.
4. Cưới hỏi không nên sát sinh
Việc cưới hỏi ở thế gian có biết bao nghi lễ thì thành vợ thành chồng, nó đâu phụ thuộc vào việc sát sinh. Kết hôn hướng đến cái đích đầu tiên là cuộc sống hạnh phúc, đông con nhiều cháu. Hà cớ gì ngay khi bắt đầu đã sát hại sinh linh khác, quả đúng là nghịch lý. Cưới hỏi là chuyện cát lành mà lại làm việc hung dữ, giết hại chẳng phải sai rành rành rồi sao.
5. Mở tiệc đãi khách không nên sát sinh
Chọn ngày lành cảnh đẹp, chủ hiền đãi bạn rau quả, trà nước vừa vui vẻ, ấm áp lại không phạm giới luật. Vậy hà cớ gì lại giết hại mạng sống sinh loài. Mâm cao cỗ đầy, ăn uống no say, hát ca vui vẻ, giết hại oan uổng biết bao mạng sống trên bàn tiệc ấy, người có nhân tính không cảm thấy bi thương chăng?
Xưa kia khi Đức Phật còn tại thế, mỗi lần may mắn gặp Ngài, các đệ tử từ quan vua đến dân chúng đều cúi xuống ôm chân và đặt trán mình lên chân Ngài để bày tỏ
6. Cầu an không nên sát sinh
Nhân gian có sinh lão bệnh tử, nên có thói quen sát sinh tế thần, cầu mong thần ban phước lành để tai qua nạn khỏi, trường sinh viên mãn. Lấy sát sinh, hiến tế sinh mạng loài khác để mình sống lâu, sống thọ, thật là nghịch lý đầy tàn độc, hung ác. Tư lợi cá nhân nào đâu duy trì được lâu, rồi cũng chôn vùi vào cát bụi và quên lãng.
7. Buôn bán không nên sát sinh
Nhân gian ai nấy đều có nỗi lo về cơm ăn áo mặc. Phàm là người ai cũng phải kiếm kế sinh nhai, nuôi trâu bò, lợn gà, lên rừng săn bắt hay xuống sông xuống biển bắt cá mò tôm cua… Ngẫm nghĩ lại mà coi, nếu không làm những việc này, đâu phải ai cũng chết đói chết rét?
Lấy sát sinh để mưu sinh, đất trời khó dung, ắt gặp quả báo. Để được sống trong giàu sang phú quý mà sát hại sinh linh, trăm người chẳng có lấy một người. Ấy là bề nổi ngắn ngủi, cuối cùng ác giả ác báo, nguy hại khôn lường. Cùng là kiếm kế mưu sinh, sao không chọn cho mình nghề lành lương thiện, ấy chẳng phải tốt hơn sao?
► Cùng đọc những câu nói hay về cuộc sống và suy ngẫm
Việt Hoàng (Theo LX)
Xem thêm video về Chú đại bi tiêu tai giải nạn