MỤC LỤC:
- 9 Số liệu đo lường chiến dịch Email Marketing có hiệu quả không?
- 5 Bước đo lường hiệu quả chiến dịch Email Marketing
- Cách cải thiện hiệu quả chiến dịch Email Marketing
Tăng tỷ lệ tương tác với khách hàng bằng email marketing
Bạn muốn biết chiến dịch Email Marketing của mình có đang hoạt động hiệu quả hay không? Để biết chiến dịch tiếp thị của mình hoạt động như thế nào, bạn cần đo lường thường xuyên để nắm bắt rõ các số liệu quan trọng nhằm duy trì tính hiệu quả của chiến dịch cũng như cải thiện ROI.
Vậy chiến dịch Email Marketing của bạn có hiệu quả không? Các số liệu mà bạn nên đo là gì? Cách đo lường và cải thiện hiệu quả chiến dịch Email Marketing là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời.
9 Số liệu đo lường chiến dịch Email Marketing có hiệu quả không?
Open Rate
Open Rate là chỉ số chứng tỏ bao nhiêu người dùng đã tiếp cận nội dung của bạn
Open Rate là tỷ lệ người nhận đã mở email. Đây là số liệu quan trọng để đo lường hiệu quả của chiến dịch marketing bởi chỉ số này cung cấp tỷ số người dùng nhận được thông tin từ bạn, chứng tỏ thông tin của bạn đã tiếp cận được với bao nhiêu đối tượng khách hàng.
- Cách đo lường hiệu quả Open Rate của Email Marketing
- Open Rate = Tổng số lần mở / Email đã gửi
- Thời gian theo dõi: Hàng tuần
- Yếu tố ảnh hưởng: tên người gửi và tiêu đề email.
Click-Through Rate
Tăng tỷ lệ nhấp vào đăng ký là mục tiêu chính của mọi chiến dịch Email Marketing
Click-Through Rate là tỷ lệ phần trăm người nhận email đã nhấp vào một liên kết bên trong email của bạn. Thông thường, việc khiến người đăng ký nhấp vào liên kết trong email là mục tiêu chính của mọi chiến dịch marketing, vì vậy đây là một số liệu quan trọng cần thiết phải đo lường.
- Cách đo lường hiệu quả Click-Through Rate của Email Marketing
- Click-Through Rate = Tổng số lần nhấp liên kết / Email đã gửi
- Thời gian theo dõi: Hàng tuần
- Yếu tố ảnh hưởng: Nội dung được liên kết, vị trí của liên kết trong email của bạn, số lần liên kết xuất hiện trong email và bản sao dẫn đến liên kết.
Unsubscribe Rate
Người dùng hủy đăng ký vì nhiều lí do như nội dung email không nằm trong vấn đề họ quan tâm, email gửi đến quá nhiều…
Unsubscribe Rate là tỷ lệ phần trăm người nhận email đã nhấp vào liên kết hủy đăng ký trên email của bạn.
- Cách đo lường hiệu quả Unsubscribe Rate của Email Marketing
- Unsubscribe Rate = Tổng số người đăng ký hủy nhận email / Email đã gửi
- Thời gian theo dõi: Hàng tuần
- Yếu tố ảnh hưởng: Thông thường, tỷ lệ hủy đăng ký có thể tăng cao khi email không có tính thuyết phục, ví dụ như người gửi không được xác minh, tiêu đề và nội dung email không liên quan, email gửi quá thường xuyên.
Complaint Rate
Tìm hiểu lí do tại sao người dùng nhận định email của bạn là thư rác và tìm cách khắc phục chúng
Complaint Rate là tỷ lệ phần trăm người nhận email đánh dấu email là thư rác.
- Cách đo lường hiệu quả Complaint Rate của Email Marketing
- Complaint Rate = Tổng số Khiếu nại / Email đã gửi
- Thời gian theo dõi: Hàng tuần
- Yếu tố ảnh hưởng: Lý do dẫn đến tỷ lệ khiếu nại cao thường là: nội dung không liên quan tới nhu cầu của khách hàng, địa chỉ email cũ hoặc gửi email quá thường xuyên.
Conversion Rate
Nội dung email và website bán hàng được tối ưu hóa góp phần nâng cao quá trình chuyển đổi
Conversion Rate là tỷ lệ phần trăm người nhận email của bạn đã hoàn thành hành động mong muốn của bạn (ví dụ: mua sản phẩm).
- Cách đo lường hiệu quả Conversion Rate của Email Marketing
- Conversion Rate = Tổng số chuyển đổi / Email đã gửi
- Thời gian theo dõi: Hàng tháng
- Yếu tố ảnh hưởng: Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số Conversion Rate. Nếu liên kết bên trong email dẫn đến trang web thì website của bạn được tối ưu hóa cho quá trình chuyển đổi.
Bounce Rate
Cần tìm ra nguyên nhân để tránh tình trạng email bị gửi trả lại
Bounce Rate là tỷ lệ email bị trả lại trên tổng số các email đã được gửi đến khách hàng.
- Cách đo lường Bounce Rate của Email Marketing:
- Bounce Rate = Email bị trả lại / Email đã gửi
- Thời gian theo dõi: Hàng tháng
- Yếu tố ảnh hưởng: Email có thể bị trả lại do địa chỉ email không tồn tại, máy chủ email nhận không khả dụng hoặc quá tải, hộp thư của người nhận bị đầy, người nhận là hộp thư trả lời tự động hoặc máy chủ nhận đã bị chặn email đến.
Forward/Share Rate
Khách hàng chính là người góp phần truyền bá nội dung thông tin trong email của bạn
Forward/Share Rate là tỷ lệ phần trăm người nhận email đã chuyển tiếp email cho bạn bè hoặc chia sẻ email bằng cách nhấp vào nút chia sẻ bên trong email đó.
- Cách đo lường hiệu quả Forward/Share Rate của Email Marketing
- Forward/Share Rate = Tổng số chuyển tiếp / Email đã gửi
- Thời gian theo dõi: Hàng tháng
- Yếu tố ảnh hưởng: Chính sách duy trì khách hàng là những yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ Forward/Share Rate như: chương trình khuyến mãi, các chính sách ưu đãi đến khách hàng.
Campaign ROI
Việc đo lường chỉ số ROI dựa vào quá trình tổng kết lâu dài
Campaign ROI là tổng chi phí đầu tư cho chiến dịch email của bạn.
- Cách đo lường hiệu quả ROI của Email Marketing
- ROI = ($ Doanh số – $ Đã đầu tư) / $ Đã đầu tư
- Thời gian theo dõi: Hàng tháng
- Yếu tố ảnh hưởng: Để đo lường chỉ số ROI không phải việc dễ dàng. Một chiến dịch tiếp thị qua email ngày hôm nay có thể ảnh hưởng đến ROI một tháng hoặc thậm chí một năm sau đó.
List Growth Rate
Nếu chỉ số List Growth Rate không tăng, chiến dịch Email Marketing của bạn có thể sẽ thất bại
List Growth Rate là tốc độ mà danh sách email đã tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.
- Cách đo lường hiệu quả List Growth Rate của Email Marketing
- List Growth Rate = Người đăng ký mới – (Hủy đăng ký + Khiếu nại) / Tổng số người đăng ký (trong một khoảng thời gian cụ thể)
- Thời gian theo dõi: Hàng tháng
- Yếu tố ảnh hưởng: Nếu List Growth Rate không tăng, chiến dịch Email Marketing của bạn có thể sẽ thất bại. Do đó, hãy đảm bảo liên tục cập nhật danh sách email và giữ cho số lượng những người hủy đăng ký dừng ở mức hợp lý.
5 Bước đo lường hiệu quả chiến dịch Email Marketing
Cần xác định từng bước đi cụ thể để mang đến hiệu quả cho chiến dịch Email Marketing
Bước 1: Lập biểu đồ các chiến dịch trước
Đầu tiên, hãy xem xét kết quả các chiến dịch từ 3-12 tháng trước và lập biểu đồ cho các số liệu như: tỷ lệ mở email, tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ hủy đăng ký, tỷ lệ khiếu nại và tỷ lệ chuyển tiếp.
Bước 2: Thiết lập mức trung bình
Tiếp theo, hãy tính trung bình của từng số liệu bạn đã lập biểu đồ trong bước 1 bằng cách thêm từng giá trị cho mỗi số liệu, sau đó chia số đó cho tổng số chiến dịch email được gửi trong khoảng thời gian đó.
Ví dụ: Công ty A đã gửi 3 chiến dịch Email Marketing và nhận được tỷ lệ mở lần lượt là 21%, 23% và 42%, thì tỷ lệ mở trung bình của công ty A sẽ là (21 + 23 + 42) / 3 = 28,67%.
Bước 3: Xác định các ngoại lệ
Khi bạn biết tỷ lệ mở trung bình của mình là bao nhiêu, bạn có thể xem liệu có bất kỳ chiến dịch nào có tỷ lệ mở cao hay thấp một cách bất thường không và lưu ý những ngoại lệ này.
Bước 4: Xác định các mẫu sẵn có
Liệu việc xác lập một chủ đề cụ thể có thể đạt được hiệu quả tốt hơn? Hay gửi email vào một thời điểm cụ thể trong ngày? Hãy lưu ý đến các form mẫu sẵn có và sử dụng chúng để cải thiện các chiến dịch trong tương lai của bạn.
Bước 5: Đặt ra con số mục tiêu nhất định
Cuối cùng, bạn có thể đặt ra con số cụ thể cần đạt được trong quá trình tiếp thị qua email. Bằng cách này, bạn sẽ có thể đánh giá liệu chiến dịch của mình có hoạt động tốt hơn hay tệ hơn không. Bạn cũng có thể lặp lại những gì đã hoạt động hoặc bỏ đi những gì đã làm.
Ví dụ: Giả sử một trong những email của bạn có tỷ lệ mở cao hơn tiêu chuẩn đặt ra. Bạn sẽ tìm lý do tại sao nó lại hoạt động tốt như vậy và tiếp tục cải thiện trong các chiến dịch tiếp.
Cách cải thiện hiệu quả chiến dịch Email Marketing
Thời gian
Thời gian gửi chuẩn xác sẽ giúp tăng tỷ lệ mở video
Thời gian gửi email sẽ có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ mở. Nếu bạn gửi email không đúng lúc, chẳng hạn như khi những người đăng ký của bạn đang xóa email trong hộp thư đến, thì tỷ lệ mở sẽ thấp hơn nhiều so với mục tiêu ban đầu.
Theo nguyên tắc chung, nên tránh gửi email lúc sáng sớm, giờ ăn trưa và sau giờ làm việc, bởi vì đây là thời điểm mọi người thường dọn dẹp hộp thư đến của mình. Thời điểm an toàn để gửi email thường vào khoảng 8h30-10h, 14h30-15h30 hoặc 20h-24h.
Chủ đề
Nên phân nhóm người nhận email theo sở thích và hướng quan tâm của họ
Chủ đề của email có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mở, tỷ lệ nhấp và hủy đăng ký. Tốt nhất, hãy đảm bảo rằng bạn đang gắn thẻ và phân nhóm người đăng ký email theo sở thích để gửi các chủ đề phù hợp nhất với họ.
Tiêu đề
Tùy vào mục tiêu chiến dịch mà nên lựa chọn tiêu đề trực tiếp hay tiêu đề gây tò mò nhằm đạt được hiệu quả lớn nhất
Tiêu đề là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến tốc độ mở email. Có hai loại tiêu đề chính mà bạn nên sử dụng trong các chiến dịch Email Marketing.
- Tiêu đề trực tiếp
Tiêu đề trực tiếp chỉ nói thẳng và trực tiếp đến nội dung sẽ đề cập trong email. Tiêu đề dạng này sẽ tập trung vào lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi mở email.
- Tiêu đề gây tò mò
Tiêu đề gây tò mò không đề cập trực tiếp đến những gì khách hàng sẽ nhận được khi mở email. Thay vào đó, trình bày vừa đủ để khiến người nhận tò mò và từ đó kích thích họ phải mở email để thỏa mãn sự tò mò đó.
Link anchor
Thêm những từ kêu gọi hành động để khuyến khích người dùng nhấp vào liên kết và mua hàng
Nội dung lời dẫn đến liên kết có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhấp chuột. Để tăng thêm hiệu quả lôi kéo, cần sử dụng lời kêu gọi hành động để truyền cảm hứng cho hành động. Việc thêm vào các từ ngữ mang tính lôi kéo, kêu gọi cao sẽ khiến cho lời kêu gọi có tính thuyết phục hơn.
Gợi ý tìm hiểu thêm:
- 9 Tips giúp xây dựng chiến lược Email Marketing hiệu quả
- Top 10 Plugins WordPress hỗ trợ Email Marketing tốt nhất 2020
Trên đây là những chia sẻ về các số liệu cần phải đo lường, các bước thực hiện đo lường cũng như cách thức cải thiện hiệu quả chiến dịch Email Marketing. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ có thêm cho mình những kiến thức bổ ích để từ đó có thể vận dụng một cách tốt nhất cho chiến dịch Email Marketing cho hệ thống Email Doanh Nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!
{
“@context”: “https://schema.org”,
“@type”: “FAQPage”,
“mainEntity”: [
{
“@type”: “Question”,
“name”: “9 Số liệu đo lường chiến dịch Email Marketing có hiệu quả không?”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “- Open Rate
– Click-Through Rate
– Unsubscribe Rate
– Complaint Rate
– Conversion Rate
– Bounce Rate
– Forward/Share Rate
– Campaign ROI
– List Growth Rate
Chi tiết mời độc giả xem trong bài viết”
}
}
, {
“@type”: “Question”,
“name”: “5 Bước đo lường hiệu quả chiến dịch Email Marketing “,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “- Bước 1: Lập biểu đồ các chiến dịch trước
– Bước 2: Thiết lập mức trung bình
– Bước 3: Xác định các ngoại lệ
– Bước 4: Xác định các mẫu sẵn có
– Bước 5: Đặt ra con số mục tiêu nhất định”
}
}
, {
“@type”: “Question”,
“name”: “Cách cải thiện hiệu quả chiến dịch Email Marketing”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “Dựa trên việc cải thiện các yếu tố sau:
– Thời gian
– Chủ đề
– Tiêu đề
– Link anchor
Chi tiết mời độc giả xem trong bài viết.”
}
}
]
}