MỤC LỤC:
- Xây dựng danh sách liên lạc riêng của bạn
- Gửi email kiểm tra cho chính bạn trước
- Không sử dụng “Noreply” trên địa chỉ người gửi
- Không spam
- Luôn có chữ ký email
- Thêm CTA trong tất cả email của bạn
- Cá nhân hóa email
- Tận dụng A/B Testing để tối ưu hóa email của bạn
- Viết tiêu đề email hấp dẫn
Email marketing là một phương pháp tiếp thị chi phí thấp và hiệu quả hiện nay
Theo nhiều nhà tiếp thị thì email marketing là một trong những kênh tạo ra và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng rất quan trọng và hiệu quả hiện nay. Do đó, dù đang sử dụng một số hình thức marketing khác như influencer, SEO thì bạn cũng không nên bỏ qua việc tiếp thị bằng email. Không cần phải đầu tư quá nhiều chi phí, email marketing vẫn có thể đem lại tỷ lệ ROI tốt nếu bạn thực hiện đúng cách.
Dưới đây là một vài bí quyết nhỏ để giúp bạn xây dựng chiến lược email marketing hiệu quả hơn trong năm 2020 này.
Xây dựng danh sách liên lạc riêng của bạn
Bạn nên tự xây dựng danh sách địa chỉ liên lạc cho riêng mình để đạt hiệu quả tốt nhất khi gửi email marketing
Tips đầu tiên để tạo nên một chiến dịch Email Marketing thành công là phải xây dựng được một danh sách liên lạc phù hợp dành cho riêng bạn. Lưu ý, đừng bao giờ mua danh sách email từ một bên thứ ba. Vì đó có thể không phải là khách hàng mục tiêu bạn cần nhắm đến. Việc gửi email cho những đối tượng như vậy sẽ chỉ làm lãng phí thời gian và công sức. Không những vậy, gửi thử một cách “vô tội vạ” cho những người ngẫu nhiên còn có thể khiến uy tín và danh tiếng của thương hiệu bị đánh mất.
Để chiến dịch email marketing đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng các hình thức thu thập, khuyến khích người dùng đăng ký email trên website của mình. Có thể sử dụng một vài “mồi câu” như cung cấp ebook/tài liệu miễn phí, voucher giảm giá,… để thúc đẩy mọi người cung cấp thông tin email.
Gửi email kiểm tra cho chính bạn trước
Bạn cần gửi email kiểm tra cho mình trước
Để đảm bảo tính hiệu quả, trước khi gửi email hàng loạt cho người dùng, bạn cần đảm bảo rằng mẫu email của mình được tối ưu hóa hoàn toàn. Đây là một trong những Tips quan trọng khi gửi Email Marketing.
Vậy làm thế nào để biết được điều đó? Tất nhiên, không có cách nào khác ngoài việc phải kiểm tra, không chỉ một mà có thể là nhiều lần. Bạn cần tự gửi cho mình email test thử trước khi send all cho toàn bộ danh sách contact của mình. Bằng cách này, bạn sẽ biết được email sẽ trông như thế nào khi xuất hiện trong hộp thư của người dùng.
Lưu ý, nên kiểm tra email trên nhiều thiết bị (di động, máy tính bảng, laptop,…). Mục đích để chắc rằng mẫu email của bạn tương thích được với nhiều loại kích thước màn hình khác nhau.
Không sử dụng “Noreply” trên địa chỉ người gửi
Gửi mail từ địa chỉ “noreply” có thể làm giảm tỷ lệ mở email và gây ảnh hưởng danh tiếng thương hiệu
Đừng gửi email từ một địa chỉ “noreply” vì điều này khiến bạn đánh mất cơ hội được giao tiếp song phương với người nhận. Mọi người thường có xu hướng không quan tâm đến Tips này khi gửi Email Marketing.
Khi nhận email từ một địa chỉ kiểu noreply@company.com, user sẽ không thể trả lời email hoặc từ chối nó khi họ muốn. Điều này hoàn toàn không nên. Việc ép buộc người khác nhận email mà không cho họ quyền từ chối sẽ chẳng mang lại lợi ích gì. Thậm chí còn làm giảm tỷ lệ mở email và gây ảnh hưởng lớn đến uy tín thương hiệu.
Mọi người thường có xu hướng thích mở email từ một địa chỉ cá nhân hóa hơn là một tài khoản “noreply”. Đó là lý do tại sao các email tự động của bạn cũng nên có họ tên trong phần địa chỉ người gửi. Bằng cách này, email sẽ trông giống như được gửi bởi một cá nhân cụ thể. Khi đó, tỷ lệ mở sẽ có thể được cải thiện.
Không spam
Không nên gửi quá nhiều mail cho một người vì sẽ khiến họ thấy khó chịu
Drip Campaign hay gửi Email "nhỏ giọt" không là tips mới mẻ với các chiến dịch Email Marketing. Đa số không biết đâu là giới hạn giữa việc gửi email tự động và spam email.
Gợi ý tìm hiểu thêm:
- Drip campaign là gì? Cách tạo khách hàng tiềm năng từ Email "nhỏ giọt"
Đương nhiên tự động hóa sẽ giúp bạn gửi email dễ dàng hơn. Bạn nên cẩn thận với số lượng email mà mình gửi. Đừng để người mở hoảng sợ khi phải đối mặt với hàng tá email của bạn mỗi ngày!
Gửi một email có nội dung về vấn đề bạn muốn tiếp thị. Tiếp sau đó, thêm hai email follow-up. Điều này có thể đem lại hiệu quả. Nhưng nếu gửi 10 email follow-up cho người không có phản hồi rõ ràng thì sẽ khiến họ cảm thấy bị làm phiền.
Bạn cần đưa ra kế hoạch và lộ trình gửi mail thật chi tiết để tránh spam. Bất cứ khi nào lên kế hoạch cho chiến dịch Drip Campaign, cần giới hạn số lượng email sẽ gửi cho mỗi người đăng ký.
Dữ liệu từ GetResponse cho thấy có mối tương quan gián tiếp giữa số lượng email trong một tuần và tỷ lệ mở. Tần suất gửi 1 mail mỗi tuần cho tỷ lệ mở tốt nhất. Con số này sẽ giảm khi số lượng email tăng lên.
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn gửi email liên quan đến người đăng ký. Nếu không, họ có thể đánh dấu đó là thư rác. Điều này sẽ khiến danh tiếng của công ty bị ảnh hưởng nên cần tuyệt đối tránh.
Luôn có chữ ký email
Bạn nên có một chữ ký cuối email để tạo dấu ấn cá nhân và gây thiện cảm cho người nhận
Đây là một điều khá cơ bản trong Email Marketing. Nhưng đáng buồn là các nhà tiếp thị thường quên mất hành động đơn giản này khi gửi email hàng loạt. Trên thực tế, đây không hẳn là tips hay gợi ý cho Email Marketing của bạn. Đây là yếu tố cần thiết cho ngay cả Email Cá Nhân hay Email Doanh Nghiệp của bạn.
Gợi ý tìm hiểu thêm:
- Chữ ký Email là gì? Tạo chữ ký Email chuyên nghiệp đơn giản
Hãy nhớ rằng, ngay cả đối với các chiến dịch gửi email tự động thì bạn cũng cần có một lời chào và ký tên người gửi ở cuối. Điều này giúp tạo nên dấu ấn cá nhân cho bức thư điện tử của bạn và khiến nó trông có vẻ “người” hơn chứ không phải là email được gửi hàng loạt bởi một cỗ máy vô tri.
TẠO CHỮ KÝ EMAIL MIỄN PHÍ
Thêm CTA trong tất cả email của bạn
Trong email, luôn phải có Call To Action thật rõ ràng
Mục đích cuối cùng của chiến dịch Email Marketing là khiến người nhận đọc thư. Từ đó họ sẽ thực hiện hành động mà nhà tiếp thị mong muốn. Hành động này có thể chỉ đơn giản là:
- Truy cập vào trang web
- Click mua hàng
- Tải xuống ebook
- Download app mới,… hoặc bất cứ điều gì khác.
Để người nhận email thực hiện chuyển đổi, bạn cần hướng họ đến hành động đó bằng cách sử dụng Call To Action (lời kêu gọi hành động).
Nút Call To Action của bạn cần phải được hiển thị rõ ràng trong email. Mục đích để khiến người xem email tập trung vào nó. Ngoài ra, mẫu nội dung email cũng cần được thiết kế giúp làm nổi bật Call To Action.
Mặt khác, trái với một số quan niệm phổ biến hiện nay, nút Call To Action thật ra không nhất thiết phải hiển thị trên màn hình đầu tiên khi mở mail. Có rất nhiều nhà tiếp thị đặt CTA ở vị trí phía dưới cùng của mail. Tuy vậy, nó vẫn cho kết quả tỷ lệ click rất tốt. Lời khuyên ở đây là bạn nên làm một vài kiểm tra của riêng mình để tìm ra vị trí CTA phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả, một tips nhỏ cho chiến dịch Email Marketing, bạn cũng có thể sử dụng 2 lần kêu gọi hành động:
- Một trong phần nội dung của email
- Một ở nút CTA
Cá nhân hóa email
Cá nhân hóa email giúp tăng tỷ lệ mở email của bạn
Trong Email Marketing, tips cá nhân hóa chính là chìa khóa vàng để thành công.
Mọi người thường có xu hướng mở và đọc các email được trực tiếp gửi cho họ. Người nhận sẽ cảm thấy hấp dẫn và thú vị hơn nữa nếu nội dung email phục vụ cho nhu cầu và sở thích của họ. Đây là lý do tại sao bạn nên cá nhân hóa email càng nhiều càng tốt.
Hiện nay, có các công cụ gửi mail hàng loạt có thể giúp bạn cá nhân hóa email ở mức cơ bản. Ví dụ, với Mailchimp, bạn có thể thay đổi tên người nhận trong các email gửi hàng loạt. Nhưng nếu muốn nâng cá nhân hóa lên mức cao hơn? Bạn có thể phân chia người đăng ký thành các nhóm cụ thể dựa trên nhân khẩu học, hành vi và sở thích của họ. Sau đó, hãy tạo ra các mẫu email khác nhau phù hợp cho từng nhóm. Điều này sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ mở email và click một cách đáng kể.
Tận dụng A/B Testing để tối ưu hóa email của bạn
A/B Testing là kỹ thuật phổ biến được hầu hết tất cả các nhà tiếp thị sử dụng
A/B Testing là một cách tuyệt vời để giúp bạn tăng cường và cải thiện chất lượng email. Bạn có thể kiểm tra mọi thứ với phép thử A/B Testing: từ tiêu đề email cho đến vị trí nút CTA,…
Để thực hiện A/B Testing, bạn cần tạo hai phiên bản email và gửi cho hai nhóm người đăng ký khác nhau. Sau đó, hãy so sánh và phân tích xem mẫu email nào hoạt động hiệu quả hơn.
Ngày nay, có rất nhiều công cụ Email Marketing được trang bị tính năng A/B Testing. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra và nhận kết quả phân tích một cách tự động.
Viết tiêu đề email hấp dẫn
Tiêu đề email là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ mở email
Tiêu đề hấp dẫn là tips rất quan trọng trong Email Marketing. Nó là yếu tố khiến người dùng quyết định có nên mở email hay không. Do đó, một dòng tiêu đề thu hút sự chú ý là rất quan trọng để cải thiện tỷ lệ mở của email của bạn.
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn viết tiêu đề hấp dẫn cho email của mình:
- Ngắn gọn và chính xác. Tiêu đề phải đủ ngắn để dễ đọc trên thiết bị di động vì nhiều người kiểm tra email khi đang di chuyển.
- Phù hợp và cho người đọc biết được những gì họ có thể mong đợi từ email của bạn.
- Không nên chứa những từ spam như marketing, khuyến mãi, sale, giảm giá, miễn phí,… vì những từ như vậy nhận được phản hồi tiêu cực từ người dùng và rất dễ khiến email của bạn bị đánh dấu vào hộp thư rác.
- Nên thêm những từ gợi lên cảm xúc tích cực vì điều này sẽ thôi thúc mọi người phải mở email.
- Sử dụng các con số trong tiêu đề email để thu hút sự chú ý của người nhận.
Hy vọng những lời khuyên trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng tầm các chiến dịch tiếp thị email của mình. Hãy áp dụng chúng một cách linh hoạt và kết hợp với các sáng kiến khác của bạn để đạt được hiệu quả tốt hơn. Chúc bạn thành công!
{
“@context”: “https://schema.org”,
“@type”: “FAQPage”,
“mainEntity”: [
{
“@type”: “Question”,
“name”: “9 Tips giúp xây dựng chiến lược Email Marketing hiệu quả”,
“acceptedAnswer”: {
“@type”: “Answer”,
“text”: “Email Marketing là một trong những kênh tiếp thị rất tiết kiệm, hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu 9 tips giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược email marketing thành công năm 2020 sau đây:
– Xây dựng danh sách liên lạc riêng của bạn
– Gửi email kiểm tra cho chính bạn trước
– Không sử dụng “Noreply” trên địa chỉ người gửi
– Không spam
– Luôn có chữ ký email
– Thêm CTA trong tất cả email của bạn
– Cá nhân hóa email
– Tận dụng A/B Testing để tối ưu hóa email của bạn
– Viết tiêu đề email hấp dẫn”
}
}
]
}