22 bức ảnh GIF đánh trúng “tim đen” của copywriter

Trong cuốn tiểu thuyết “Fahrenheit 451”, Ray Bradbury từng nói, “Trong cuộc đời mình, tôi chưa bao giờ làm việc dù chỉ một ngày. Niềm vui từ việc viết lách đã dẫn lối cho tôi từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác”. Mặc dù việc sáng tạo nội dung có thể coi là thú vui đích thực của các copywriter, nhưng có những thách thức đặc trưng mà dường như chỉ có những copywriter mới có thể hiểu được. Đó là một công việc đòi hỏi thật nhiều sáng tạo, sự đánh giá nghiêm khắc, và đôi khi những deadline dí sát nút khiến copywriter cảm thấy một ngày của họ giống như đang ở mặt trận. May mắn thay, niềm hứng khởi từ công việc sáng tạo nội dung lại có thể bù đắp cho những trở ngại mà một copywriter thường gặp phải. Dưới đây là 22 bức ảnh GIF tổng hợp chính xác những trải nghiệm “éo le” trong công việc sáng tạo nội dung mà chỉ copywriter mới hiểu:1. Khi bạn nhận ra rằng mình phải viết một cuốn ebook trong 2 ngàyNguồn: GiphyTrong công cuộc viết lách bù đầu mỗi ngày, bạn khó có thể dứt ra dù chỉ 1 lát để xem xét trong danh sách những việc đang đợi mình có gì. Bởi vậy đôi khi vẫn xảy ra tình huống một buổi sáng đẹp trời, bạn đang đi bộ rồi mở danh sách công việc ra, và chợt thấy “lòi” ra một dự án khổng lồ cần hoàn thành trong vòng 48 giờ. Để ngăn việc này tái diễn, hãy lên kế hoạch các nhiệm vụ và phác thảo trước các dự án copywriting một vài tuần trước ngày đáo hạn thực tế. Bạn vẫn có thể viết một cuốn ebook trong hai ngày, nhưng nếu bạn có thêm thời gian, sức sáng tạo chắc chắn sẽ bùng nổi hơn nhiều. 2. Khi bạn chợt nghĩ ra 1 tiêu đề hoàn hảo cho bài viết đã được đăng Nguồn: OhNoTheyDidntBạn tin rằng sau khi viết một bài đăng trên blog 1. 000 từ, bạn có thể dễ dàng tìm ra một tiêu đề hoàn hảo. Nhưng đôi khi tiêu đề bài viết lại là phần khó nhất của cả quá trình này. Để tạo ra một tiêu đề bài viết thu hút, hãy liệt kê ra danh sách những “ứng cử viên” thích hợp. Chúng thậm chí không cần phải khác nhau nhiều – bạn có thể tráo đổi các động từ, đặt câu hỏi, hoặc thử các từ khoá khác nhau. Sau đó, hãy nhờ người nhận xét. Hãy hỏi ý kiến ​​một hoặc hai người để tìm ra lựa chọn nào hay nhất để làm tiêu đề. Ngoài ra, bạn còn có thể đánh giá tiêu đề nào sẽ thành công nhất bằng cách tạo một cuộc thăm dò đơn giản trên Slack hoặc một công cụ như Title Tester. Những công cụ này cho phép bạn kiểm tra các tùy chọn tiêu đề dựa trên đối tượng nhân khẩu học và bạn sẽ có thể nhanh chóng đưa ra quyết định chọn tiêu đề nào cho bài viết. 3. Khi bạn dán mắt vào màn hình máy tính đã 30 phút nhưng chỉ mới viết được 12 từNguồn: GiphyViết là công việc khó khăn. Thực tế là, viết không chỉ là công việc khó khăn – mà là rất rất nhiều công việc khó khăn. Sẽ có khoảnh khắc bạn cảm thấy bị bế tắc, vào những thời điểm đó, tốt nhất hãy giữ cho máy tính của bạn an toàn trên bàn làm việc và tiếp tục viết. Hãy viết linh tinh nếu bạn không còn lựa chọn nào khác. Đó vẫn là một sự khởi đầu. Như Nora Roberts nói: “Tôi có thể sửa một trang viết dở. Nhưng tôi không thể sửa chữa một trang bị bỏ trống. ”Nếu bạn không chắc chắn nên bắt đầu từ đâu, hãy thử tìm kiếm nhanh trên mạng để lấy một vài ý tưởng. Bạn cũng có thể xem các ấn phẩm yêu thích của mình để khơi nguồn cảm hứng. Nói chung, bạn hoàn toàn có thể tận dụng những gì người khác viết để phục vụ cho việc viết lách của mình. 4) Khi bạn cảm thấy các ý tưởng đang “bùng nổ”  Nguồn: ImgurĐã bao giờ bạn rơi vào tình huống này chưa? Ý tưởng như bay ra từ mọi phía, từ bên trái đến bên phải khiến bạn không biết phải bắt lấy cái nào. Đây chính là thời khắc mà tất cả các copywriter sẽ nhớ mãi. Nó như một bước đột phá, một chiếc chìa khóa vạn năng giúp giải quyết bất cứ việc gì bạn đang làm. Để ngày càng “bùng nổ”, bạn hãy xem xét những yếu tố kích thích bạn sáng tạo hơn. Liệu đó là những cuộc đối thoại trong nhóm? Hay việc những ý tưởng được nói thành lời? Hay một không gian làm việc tạo cảm giác an toàn? Hãy xác định bất cứ điều gì giúp ích cho bạn, sau đó mài giũa và lặp lại chúng. 5. Khi từ khóa sai chính tả lại phổ biến hơn từ khóa viết chính xácNguồn: GiphyMọi người muốn điều mà họ muốn. Tuy nhiên, khi một điều không bình thường như thế này cản trở phong cách biên tập blog của bạn, tốt nhất bạn nên gạt chúng qua một bên. Hãy giữ những tiêu chuẩn của mình, và hình ảnh của bạn sẽ tuyệt vời hơn và thu được nhiều phần thưởng xứng đáng hơn là đi theo đám đông. 6. Khi bạn xem phản hồi của người biên tập Nguồn: YouTubeKhi bạn nhận được bản nhận xét lần đầu tiên, các chỉnh sửa có thể có vẻ đáng sợ. Các lỗi có ở khắp mọi nơi. Tài liệu của bạn bị gạch dưới chi chít bằng màu mực khác.  Nhưng chắc chắn phải còn gì đó sót lại chứ nhỉ?Hãy bình tĩnh và hít một hơi thật sâu. Nếu may mắn, biên tập viên của bạn không chỉ gạch những dòng đánh dấu, mà còn để lại ý kiến ​​để giải thích suy nghĩ của họ. Thay vì lướt qua mọi thứ và mù quáng chấp nhận đề xuất của họ, hãy dành một chút thời gian để tiếp thu lý do đằng sau những thay đổi, để bạn biết mình có thể làm gì trong thời gian tới. May mắn thay, có một số công cụ chỉnh sửa miễn phí sẵn có để copywriter có thể tìm ra nhiều lỗi hơn. Hãy thử cho bản nháp của bạn vào Grammarly hoặc Hemingway App để đảm bảo rằng bài viết của bạn rõ ràng, súc tích và chính xác về mặt ngữ pháp. 7. Khi tất cả các dữ liệu tốt nhất đã “vài năm tuổi”Nguồn: GiphyNếu bạn tìm thấy một bản thống kê hoàn hảo có thể sẽ làm nên những bài viết hay cho blog của mình nhưng nó lại có từ bốn năm trước thì sao? Với tình hình hiện nay, bốn năm có thể dài như cả thế kỷ. Mọi thứ thay đổi rất nhanh, đến mức những dữ liệu dù hữu ích vài năm trước thì bây giờ cũng trở nên vô dụng. Vì thế, nếu không còn cách nào khác, bạn hãy sử dụng số liệu thống kê đó nhưng ghi rõ ngày tháng của số liệu trong văn bản, đồng thời gợi ý thêm những nghiên cứu sâu hơn để xác nhận chính xác giá trị hiện tại của dữ liệu. Điều này còn giúp độc giả biết  được lý do tại sao chúng vẫn còn giá trị. 8. Khi bữa trưa của bạn chỉ là một tách cà phê Nguồn: GiphyNếu bạn cũng giống như phần lớn các copywriter, cà phê chắc chắn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nhưng không sao cả, đó là một minh chứng đơn giản cho nỗ lực thúc đẩy khả năng sáng tạo thiên tài của bạn. Tuy nhiên, dù cà phê có thể giúp bạn tìm thấy những câu trả lời, bản thân chúng lại không phải là lựa chọn tối ưu cho bữa trưa của bạn. Hãy nhớ rằng, bạn chỉ có thể làm việc hết sức nếu chăm sóc bản thân mình thật tốt. Hãy đảm bảo rằng bạn đang ăn những thực phẩm lành mạnh, uống đủ nước, và ngủ đủ giấc. 9. Khi việc chỉnh sửa cấu trúc bài viết buộc bạn phải sắp xếp lại các chú thích cuối các trang Nguồn: TV LandNếu bạn không cẩn thận, việc phân loại chú thích cuối trang có thể nhanh chóng trở nên lộn xộn. Việc di chuyển các đoạn văn hoặc cả chương có thể nhanh chóng làm mọi thứ đảo lộn trong khi bạn đang cố gắng giữ tất cả mọi thứ theo thứ tự. Để giữ mọi thứ theo đúng trật tự, hãy đợi đến khi bản thảo của bạn hoàn tất rồi mới viết chú thích. Chèn các hyperlink trong văn bản để chỉ ra thông tin đã được trích dẫn, nhưng đừng đánh số nó khi chưa viết xong tổng thể. Như thế, nếu bạn tráo đổi vị trí các đoạn, bạn sẽ không phải hoàn toàn bắt đầu lại. 10. Khi ai đó đánh giá thấp khâu nghiên cứu trước khi viết bài Nguồn: ABC“Em có thể giao cho anh bài viết về lịch sử của các bộ vi xử lý thanh toán vào cuối ngày không? Hay là cần thêm 1 ít thời gian nữa?”Thực tế là, không phải tất cả mọi người đều biết một copywriter cần những gì để sản xuất được một bài viết vừa hay vừa có số liệu được nghiên cứu kỹ lưỡng. Do đó, khi phải đối mặt với tình huống này, bạn hãy nhấn mạnh vào chất lượng và đưa ra ước tính thực tế, đồng thời chỉ cho cộng sự của bạn thấy rằng bài viết sẽ chất lượng hơn nếu có thêm một ít thời gian. 11. Khi Microsoft Word bị lỗi và bạn mất toi 2 giờ làm việc Nguồn: RedditĐối với những người cần thêm trợ giúp để tránh mất dữ liệu khi đang làm việc, hãy thử viết trong Google Docs hoặc Dropbox Paper. Ở đó, văn bản của bạn được lưu tự động khi bạn đang làm việc trực tuyến. Bạn cũng có thể cập nhật cài đặt của mình và đồng bộ hóa các tài liệu của bạn với máy tính, cho phép bạn tùy chọn chỉnh sửa khi máy tính của bạn ở trạng thái ngoại tuyến. 12. Khi bài viết của bạn lên top và có lượng view “khủng” Nguồn: RedditĐể hiểu rõ hơn tại sao một bài đăng được lan truyền còn bài khác thì không, hãy dành thời gian phân tích thật thường xuyên. Bằng cách này, bạn có thể học hỏi từ những thăng trầm và áp dụng nó để tiến lên phía trước. Các công cụ như BuzzSumo có thể giúp bạn tìm ra bạn đã thành công ở điểm nào và làm thế nào để nhân rộng nó. 13. Khi bạn mất đến nửa ngày chỉ để tìm hình ảnh phù hợp cho bài viết Nguồn: RedditCố tìm một bức ảnh vừa có thể đại diện cho chủ đề bài viết, vừa bắt mắt, lại chưa từng sử dụng trước đó là một quy trình không hề đơn giản. Nếu có thời gian, bạn nên thử hỏi sự trợ giúp từ đội ngũ thiết kế. Bài viết của bạn cần một hình ảnh tùy chỉnh? Có điều gì cụ thể mà họ có thể giúp bạn tìm kiếm để tiết kiệm thời gian?Nếu không, kiểm tra các trang web như Pexels hoặc StockSnap. io để thường xuyên cập nhật kho hình ảnh miễn phí. 14. Khi bạn không muốn nói chuyện với bất cứ ai cho đến lúc viết xong bài Nguồn: GiphyGiữa một mớ tin nhắn cần trả lời ngay, phương tiện truyền thông xã hội, email, điện thoại và đồng nghiệp cùng bàn, bạn sẽ cảm thấy thật khó để có một vài giờ liên tục để dành riêng cho công việc. Khi bạn thực sự cần tập trung, hãy cất điện thoại của bạn vào túi để đồng nghiệp biết biết rằng bạn sẽ ngoại tuyến trong một khoảng thời gian. Nếu bất cứ điều gì quan trọng xảy ra, họ có thể liên hệ ngay với bạn, còn không thì đừng quấy rầy. Trong trường hợp bạn vẫn lo lắng mình bị xao nhãng. Hãy thử dùng các công cụ năng suất như FocalFilter và StayFocusd để chặn các trang web làm bạn mất tập trung cho các khoảng thời gian nhất định. 15. Khi bạn mất cảm hứng viết lách Nguồn: GiphyCó thể bạn sẽ cho rằng: “Không sao cả. ”Nhưng thực tế thì nó “có sao” đấy. Viết là hoạt động mang tính cá nhân. Cho dù bạn đang soạn thảo một bài cho blog hay báo cáo theo dữ liệu, bạn đều cần đặt năng lượng và ý tưởng cá nhân vào công việc của mình. Khi một copywriter như bạn đã dồn cả trái tim và linh hồn để viết nhưng kết quả lại không như ý, hãy xem xét nguyên nhân nào dẫn đến điều đó. Liệu có platform nào phù hợp hơn để bạn viết bài không? Phương pháp thể hiện của bạn có bị giảm hiệu quả không? Liệu nó cần chỉnh sửa lần nữa? Nếu bạn tin rằng bài viết này có giá trị và tiềm năng, hãy cố gắng tối ưu nó thay vì vứt bỏ toàn bộ. 16. Khi bạn viết được 1. 000 từ trong 1 giờ Nguồn: GiphyCho dù bạn sỡ hữu một óc sáng tạo vô hạn hay chỉ đơn giản là đang bị “dí” bởi deadline, bạn vẫn cần chuẩn bị mọi thứ thật hoàn hảo. Bởi vì viết nhanh thường đồng nghĩa với viết ẩu, điều này ảnh sẽ hưởng tới chất lượng bài viết của bạn. Để có năng suất cao, hãy bình tĩnh xem xét và sẵn sàng cho phép bản thân viết ra những nội dung không hoàn hảo. Khi bạn tự cho mình sự linh hoạt này, bài viết của bạn sẽ trơn tru hơn vì bạn biết mình có thể quay lại để chỉnh sửa sau. Một số phần mềm viết, như Scrivener, có chế độ “toàn màn hình” cho phép bạn chặn mọi thứ khác trên desktop. Hãy thử cài đặt hẹn giờ trên điện thoại của bạn và viết gấp rút. Thử thách bản thân viết 100 từ trong 10 phút, và xem xem bạn sẽ đi tới đâu. 17. Khi biên tập viên yêu cầu bạn phải viết lại Nguồn: ImgurHãy nhớ rằng, tất cả mọi thứ bạn đã viết đều đã ở trong đầu của bạn. Mặc dù bạn đang phải xem xét lại mọi thứ và cố gắng cứu vãn tình thế, lần viết thứ hai này sẽ không quá khó khăn như lần đầu tiên. Bạn đã học được rất nhiều từ bản nháp đầu tiên của mình, điều đó sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn thứ hai. 18. Khi bài viết của bạn được một nhà xuất bản khác chấp nhận Nguồn: GiphyQuá trình đợi duyệt có thể kéo dài và làm bạn thất vọng. Dù câu này nghe xưa như trái đất, nhưng bạn vẫn cần phải ghi nhớ “đừng bỏ cuộc”. Hãy luôn trong theo dõi các bài nộp. Khi bạn bị từ chối, hãy yêu cầu một nhận xét phản hồi. Không phải ai cũng dành thời gian nhận xét bài cho bạn, nhưng chỉ vài người trả lời cũng có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc có giá trị. 19. Khi bạn nhận được một bình luận tiêu cực về bài viết của mình Nguồn: WaywawNgười ghét thì luôn có cớ để ghét, nhưng đừng để điều này làm bạn thất vọng. Một trong những điều tuyệt vời nhất khi viết văn là bạn phải có lập trường. Nếu có ai phàn nàn về bài viết, bạn cần bác bỏ và đáp trả họ sau khi đã cân nhắc kỹ và đưa ra bằng chứng thuyết phục. Khi ai đó phản đối bài viết của bạn một cách tôn trọng, hãy xem nó như một cơ hội để đối thoại. Tuy nhiên, không phải tất cả các ý kiến ​​đều đáng được tôn trọng. Hãy giữ vững lập trường và tỉnh táo khi trả lời, nếu bạn hiểu rõ những bình luận kia không xứng đáng. 20. Khi một người có sức ảnh hưởng chia sẻ bài viết của bạn trên MXH Nguồn: GiphyVới mức độ phổ biến của mạng xã hội, bất kỳ bài đăng nào của bạn đều có cơ hội những người có sức ảnh hưởng chia sẻ. Để tăng cơ hội đó, hãy dành một vài phút để phát triển chiến lược quảng cáo cho từng bài viết. Chiến lược này có thể bao gồm chia sẻ nội dung đến những người có ảnh hưởng lớn và cho họ biết lý do tại sao bạn muốn gửi nó cho họ. Bạn cũng có thể sử dụng các tiện ích giúp người đọc có thể dễ dàng chia sẻ các nội dung nổi bật (ví dụ ClickToTweet đối với Twitter). 21. Khi bạn phải chờ dài cổ xem bài viết của bạn được duyệt hay không Nguồn: GiphyĐôi khi phải mất một thời gian để biết được bài viết của mình có được duyệt hay không, thậm chí là rất lâu. Nếu cả tháng rồi mà bạn vẫn không nhận được phản hồi, điều đó không có nghĩa là kết thúc. Hãy thường xuyên kiểm tra để xác nhận bài gửi của bạn đã được nhận và hỏi xem bạn có cần cung cấp bất kỳ thông tin bổ sung nào hay không. 22. Khi gia đình bạn chia sẻ công việc của bạn lên MXH Nguồn: RedditThỉnh thoảng, bạn có thể không đánh giá cao công việc của mình. Đó là những lúc bạn vùi đầu vào viết lách mỗi ngày và sản xuất ra những nội dung chất lượng, nhưng sau đó lại cảm thấy vô cảm với viết lách và nghề copywriter. Để giữ nhiệt cho công việc, hãy dành thời gian để chia sẻ nó với những người khác ngoài lĩnh vực của bạn. Nó giống như tự khích lệ bản thân, đôi khi một chút cổ vũ là tất cả những gì một copywriter cần để tái tạo cảm hứng. Bất cứ khi nào bạn gặp phải thách thức khó khăn trong quá trình viết, hãy cố gắng tìm cho ra nguồn gốc của nó. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải thay đổi thứ gì đó để tiến lên phía trước. Ví dụ: Nếu bạn cảm thấy thiếu sáng tạo, thì bạn cần phải dành nhiều thời gian hơn để lấy cảm hứng. Đi dạo, đọc sách, hay chỉ đơn giản là chia sẻ với những người xung quanh để khơi lại ngọn lửa sáng tạo trong bạn. Những ai là Copywriter xin hãy phát biểu cảm nghĩ của mình đi nào? NBpage. Com sẵn sàng đón nhấn tất cả các bình luận cũng như suy nghĩ của bạn. Hãy commend ở phía dưới bài viết để chúng tôi biết nhé!

ZALO - THIẾT KẾ WEBSITE NINH BÌNH
ZALO - THIẾT KẾ WEB NINH BÌNH