Cho đến nay câu hỏi: “Tẩy nốt ruồi có đổi vận không hay ảnh hưởng đến tướng số gì không?” vẫn còn chưa có câu trả lời đích xác, với nhiều đáp án có tính mở. Trong đó, những người có xu hướng tin vào phong thủy, nhân tướng học thì cho rằng việc tẩy, xóa nốt ruồi có thể thay đổi vận mệnh được cho gia chủ. Ngược lại, có những người tỏ ra nghi ngờ vào điều này.
Theo nhân tướng học, phong thủy:
Theo các nhà nhân tướng học, tẩy nốt ruồi ở vị trí bất kì trên cơ thể sẽ tác động đến vận mệnh của người đó.
Theo đó, những nốt ruồi trên cơ thể không ai giống ai, chúng xuất hiện trên cơ thể, ở một vị trí cụ thể nào đó đều có một ý nghĩa, mục đích cụ thể, ngầm báo hiệu cho chúng ta về tương lai của mình.
Không ít người thông qua xem bói nốt ruồi để đoán biết được phần nào số mệnh tốt xấu để tìm cách điều chỉnh. Theo đó, nốt ruồi trên cơ thể cũng có nốt ruồi tốt và nốt ruồi xấu và những nốt ruồi xấu, không hợp mệnh sẽ ngay lập tức nên bị loại bỏ.
Vì thế, theo nhân tướng học và phong thủy, việc xóa nốt rồi không phù hợp có thể thay đổi được vận mệnh, mang đến tài lộc cho gia chủ và xua đuổi vận hạn, hứa hẹn từ nay về sau công danh sự nghiệp hay chuyện hôn nhân sẽ có những thay đổi mới. Tương tự, trong nhân tướng học cho rằng, chỉ khi bạn tẩy đi nốt ruồi tốt sẽ được xem là phá tướng.
Quan niệm trên tồn tại ở hầu hết các nước phương Đông – nơi người dân rất coi trọng tướng số, do đó, không chỉ phụ nữ mà kể cả những người trung niên làm kinh doanh cũng đi tẩy nốt ruồi theo lời khuyên của thầy Tử vi, thầy bói nhằm mục đích có cuộc sống thuận lợi, hanh thông hơn.
Theo khoa học:
Hiện chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh tẩy nốt ruồi thay đổi được vận mệnh, nhất là với những người không quá quan trọng ngoại hình, họ cho rằng số phận nằm trong bàn tay mình, không ai khác ngoài bản thân có thể tự tạo nên số phận bằng năng lực và sự quyết tâm của mình.
Theo khoa học thì nốt ruồi (hay còn gọi là mụn ruồi) đơn giản chỉ là khối u sắc tố mọc trên cơ thể của mỗi người. Thậm chí, một số nốt ruồi ác tính nó còn báo hiệu bệnh lý ung thư da nguy hiểm.
Quan niệm này tồn tại chủ yếu ở các nước phương Tây, họ không quá quan trọng về vấn đề tướng số nên không hiểu về ý nghĩa nào đó của các nốt ruồi mà chúng ta hay nhắc tới.
Về khía cạnh thẩm mỹ:
Việc có thể làm cho một người đẹp hơn, tự tin hơn để thay đổi vận mệnh cũng là điều có thể xảy ra.
Với những nốt ruồi to đậm màu và còn mọc ở những nơi kém duyên trên mặt có thể là nguyên nhân khiến cho bạn cảm thấy mất tự tin. Nếu bạn phát hiện mụn ruồi có kích thước lớn, mọc nổi trên bề mặt da thì bạn hoàn toàn có thể tẩy chúng đi để đảm bảo tính thẩm mỹ cho bản thân.
Vì vậy, tẩy nốt ruồi đó đi đôi khi là một lựa chọn tốt giúp bạn tự tin hơn với mặt của mình từ đó giao tiếp thuận lợi hơn, việc này cũng góp phần tạo nên nhiều may mắn hơn trong cuộc sống.
2. Tẩy nốt ruồi kiêng gì?
Việc chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi cực kỳ quan trọng vì làn da sau khi tẩy đã bị tổn thương, không khác gì một vết thương thông thường. Nếu không chăm sóc đúng cách thì hậu quả khó lường.
Thông thường khoảng 3 ngày đầu vết thương sẽ tiến hành giai đoạn đóng vảy và từ 5 – 10 ngày vảy sẽ tự bong ra và bắt đầu xuất hiện da non. Có thể nói, tuần lễ đầu tiên sau khi tẩy nốt ruồi là giai đoạn quan trọng để bạn kiêng ăn nhằm tránh gây ra sẹo. Do đó, cần kiêng các loại thực phẩm gây sẹo lồi, lõm ít nhất một tuần, để da nhanh lành, không để lại sẹo, làn da có thể đều màu, mịn màng như mong đợi.
Tuy nhiên, trong vòng 30 ngày tiếp theo sẹo vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển liên tục. Do đó, bạn cũng cần cân nhắc và cố gắng hạn chế nạp các thực phẩm cần kiêng như: thịt gà, rau muống, đồ nếp,… để phòng tránh sẹo không đáng có.
Rau muống
Rau muống là thực phẩm có tính lành, nhưng nó có đặc tính kích thích quá trình tăng sinh Collagen một cách mạnh mẽ hơn so với bình thường.
Khi bạn vừa mới tẩy nốt ruồi hay sau khi phẫu thuật hoặc có vết thương hở không nên ăn rau muống vì lúc này các sợi Collagen tăng sinh nhiều hơn và sắp xếp chồng chéo lên nhau hình thành nên sẹo lồi không mong muốn.
Vì thế, sau khi bạn tẩy nốt ruồi, trong quá trình da đang tái tạo lại thì nhất định phải tránh xa rau muống trong các bữa ăn bạn nhé.
Hải sản và các thực phẩm tanh
Hầu như tất cả các loại hải sản, đồ tanh có chứa nhiều đạm, do đó các đồ ăn làm từ tôm, cua, cá nước ngọt đều vô cùng hấp dẫn nhưng cũng dễ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trong quá trình phục hồi và lên da non của vết thương ngay vị trí vừa tẩy nốt ruồi.
Điều này ảnh hưởng đến vết thương và làm cho chúng lâu lành cũng như dễ hình thành sẹo thâm, gây lõm. Vì thế cần cẩn thận với thực phẩm này trong thời gian bong vảy sau khi điều trị xóa nốt ruồi để đảm bảo có một làn da mịn màng sau này.
Các loại trứng, thịt gà
Tương tự như rau muống, trứng là thực phẩm sở hữu đặc tính tăng sinh Collagen mạnh mẽ nên ăn trứng trong quá trình tẩy mụn ruồi làm tăng lên nguy cơ kéo da non quá nhiều gây ra sẹo lồi không mong muốn.
Hơn thế nữa, trong quá trình điều trị vết thương hở, ăn trứng sẽ khiến vùng da bị thương trắng hơn so với các vùng da còn lại. Nếu không muốn vết thương sau khi lành bị loang lổ đốm trắng giống như lang ben thì không nên ăn trứng.
Ngoài ra, trứng hay thịt gà đều là thực phẩm dễ gây ngứa ngáy, vào cơ thể sẽ làm vết thương sưng đỏ, dễ viêm loét, nhiễm khuẩn và hình thành sẹo lồi.
Thịt bò
Thịt bò có tác động đến khả năng liền sẹo của da vì trong thịt bò có chứa hàm lượng protein lớn cũng như các dưỡng chất khác có tác dụng kích thích tăng sinh Collagen tại vết thương đang lên da non, cũng chính điều này đã dẫn đến nguy cơ tạo ra sẹo lồi và thâm.
Đồ làm từ nếp
Những món như bánh chưng, bánh tét, xôi… được làm từ nếp cũng là đồ ăn nên kiêng cữ sau khi ban đi tẩy nốt ruồi hoặc phẫu thuật vì chúng ăn vào gây nóng cơ thể, khiến cho vết thương mưng mủ, viêm nhiễm, khó lành, lâu kéo da non và dần dần để lại sẹo lồi trên da.
Do đó, dù bạn có thích đồ nếp đến đâu nhưng nếu bạn muốn được làn da sáng mịn sau khi tẩy nốt ruồi thì cần nên kiêng tất cả đồ nếp.
3. Thực phẩm nên bổ sung sau khi tẩy nốt ruồi
Những thực phẩm sau đây nên bổ sung để giúp vết thương nhanh lành:
– Nhóm thực phẩm thuộc nhóm vitamin C cần nên bổ sung sau khi tẩy nốt ruồi để hỗ trợ vết thương sớm hồi phục: Cam, quýt, bưởi, ổi, bông cải xanh, dâu tây, kiwi,…
– Thực phẩm giàu vitamin A: Cà rốt, ớt chuông, dưa hấu, bí đỏ, khoai lang, rau diếp cá, cà chua,…
– Thực phẩm giàu Vitamin E: Dầu oliu, hạnh nhân, hạt hướng dương, rau cải, hạt dẻ, bơ, đu đủ,..
– Thực phẩm giàu kẽm: Thịt lợn, nấm, socola, hạt bí, hạt chia, hạt óc chó,…
– Thực phẩm giàu Omega 3 có trong yến mạch, hạt chia, quả óc chó,…
Bên cạnh đó không quên uống đủ nước mỗi ngày ngay sau khi tẩy nốt ruồi để giúp da khỏe mạnh và hạn chế khả năng hình thành sẹo hơn. Đồng thời bạn cũng cần thực hiện đầy đủ các chế độ dinh dưỡng theo lời khuyên của bác sĩ để vết thương khi tẩy nốt ruồi mau lành hơn cũng như giúp đều màu với các vùng da xung quanh.
4. Lưu ý khi tẩy nốt ruồi
Việc tẩy nốt ruồi có đổi vận không là một chuyện, việc quan trọng hơn đó là chọn phương pháp tẩy nốt ruồi an toàn, hiệu quả nhất và quá trình chăm sóc sau khi tẩy làm thế nào để đảm bảo sức khỏe cho bản thân mới là điều đáng bàn.
– Bạn cần lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, chất lượng. Bởi có nhiều nơi thực hiện tẩy nốt ruồi bằng các hóa chất hoặc thuốc tẩy nốt ruồi chứa axit, chì, kim loại nặng và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số trường hợp sau khi tẩy nốt ruồi tại các cơ sở kém chất lượng có thể bị sưng tấy, đau rát. Thậm chí bị nhiễm trùng và dẫn đến việc biến dạng khuôn mặt hoặc nốt ruồi bị sẹo và bị tái phát sau một thời gian ngắn.
– Chọn phương pháp phù hợp: Để tẩy nốt ruồi một cách an toàn nhất bạn nên tìm hiểu về phương pháp laser để đảm bảo kết quả điều trị cao nhất. Công nghệ tẩy nốt ruồi bằng tia laser giúp bạn tẩy nốt ruồi một cách nhẹ nhàng không gây xâm lấn, không đau, không để lại sẹo.
– Người thực hiện nên là đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên có tay nghề cao được đào tạo chuyên sâu, có đầy đủ máy móc thiết bị tân tiến đồng thời có sự cam kết về chất lượng, chi phí rõ ràng cũng là cách để bạn tẩy nốt ruồi hiệu quả và an toàn nhất.
– Trong 1 tuần sau khi tẩy nuốt ruồi bạn cũng cần đặc biệt chú ý biện pháp chăm sóc da để phòng tránh sẹo.
+ Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng, cần bôi kem chống nắng có chỉ số SPF 50+ mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Đồng thời, nên che chắn cẩn thận để hạn chế tia UV chiếu vào vùng da mới điều trị Laser.
+Tuyệt đối không dùng tay hoặc các tác lực khác làm da bong vảy sớm, hãy để vảy bong tróc tự nhiên.
+ Tuân thủ đúng chỉ định hướng dẫn về cách chăm sóc da tại nhà của bác sĩ. Tái khám đúng định kỳ.
+Luôn giữ vết thương sạch sẽ, có thể vệ sinh bằng nước muối, tránh rửa mặt và dùng các sản phẩm tẩy rửa từ 3 – 5 ngày đầu tiên. Kiêng nước 5 ngày đầu.
+Dưỡng ẩm vết thương từ 4 – 6 lần mỗi ngày bằng các loại thuốc hoặc kem mà bác sĩ kê đơn cho đến khi vết thương đóng vảy.
+Dùng bông y tế thấm nước muối vệ sinh da trước khi bôi kem hay thuốc.
9 điểm trên khuôn mặt nếu PHẪU THUẬT THẨM MỸ có thể THAY ĐỔI SỐ MỆNH
Phẫu thuật thẩm mỹ có ảnh hưởng đến vận số con người không?