Trái với bề ngoài khiêm tốn, Padme mở ra trước khách thưởng trà nhiều ngạc nhiên bởi không gian khá thú vị và tĩnh lặng. Khi đó người ta có lẽ lại buột miệng: thì ra vào sâu thế này cũng là một lợi thế.
Len lỏi trên những bậc thang, không gian tầng thượng mở ra một khoảng trời xanh mây trắng, cây xanh mặt nước thật thanh nhã. Gió mát rượi, hồ cá lóng lánh dưới chân, hoàng hôn buông nhẹ trên đầu.
Đằng sau những dãy nhà cao tầng, cửa tiệm đèn đuốc xanh đỏ ngoài mặt tiền vẫn còn rất nhiều những góc sống định nhàn thư thái lẩn khuất trong hẻm nhỏ. Phật tại tâm, thiền tại trí, không thể câu nệ lớn nhỏ sang hèn. Nếu để ý đến những thủ pháp đơn giản ở đây, khi về nhà người ta có thể khéo thu xếp một góc thiền định cho tổ ấm mà không quá cầu kỳ. Ít màu, ít chất liệu, ít bừa bộn là một nấc thứ nhất.
Phật tại tâm, thiền tại trí, không thể câu nệ lớn nhỏ sang hèn.
Để trần những sỏi đá, gỗ vải, là bước thứ hai để tiến gần hơn đến sự rũ bỏ bụi trần.
Để trần những sỏi đá, gỗ vải, bước thứ hai để tiến gần hơn đến sự rũ bỏ bụi trần. Trông như không làm gì cả mà lại làm được rất nhiều, có lẽ Padme cho khách thưởng trà những câu trả lời đơn giản và thiết thực như thế.
Thả hồn trong tiếng nhạc thoang thoảng như hương trà lài.
Padme, tên quán mới nghe thấy lạ, thấy có vẻ “tây”, nhưng là rất quen với những ai thích tìm hiểu về nhạc Kitaro, về Oliver Shanti (nhạc sĩ người Đức, chuyên dòng nhạc new age mang sắc thái Phật giáo và thiền định).
Những chiếc bàn nhỏ xinh, những bức tranh đậm chất thiền định, như kéo ta ra khỏi cái vội vã vốn có của cuộc sống hối hả chốn thành thị.
Không gian tầng thượng mở ra một khoảng trời xanh mây trắng, cây xanh mặt nước thanh nhã.
Theo DVT