Tăng lượt bình luận trên blog / website

Tăng lượt bình luận (comment) trên blog hay website là điều không hề đơn giản, đặc biệt đối với các blog / website mới thành lập
Để rồi từ đó không có động lực để tiếp tục viết bài để phát triển website / blog hoặc “đứt gánh giữa đường”. Tình trạng này khá phổ biến và  là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến website – blog có thể đóng cửa.
Vậy làm thế nào để tăng lượt bình luận cho website / blog? để kéo thêm traffic cũng như tính tương tác rất cần thiết trong seo web.
Đây là câu hỏi khá thú vị của các seoer. Hãy cùng hướng dẫn seo tìm hiểu cách tăng lượt bình luận cho blog / website một cách tự nhiên và nhanh nhất. Sau khi đúc kết lại hướng dẫn seo web đưa ra 12 hướng dẫn giúp tăng bình luận dễ dang dưới đây.
1. Cần lựa chọn và trình bày nội dung đặc sắc nhất
Content is King. Dù muốn hay không, thì nội dung bài viết vẫn quyết định chính đến việc có nhiều người bình luận hay không. Một bài viết khô khan, hao hao các blog khác, không có chiều sâu thì không có lý do gì để độc giả để lại comment cả, ngoại trừ bạn gặp một chuyên viên spammer!
2. Nguyên tắc: Luôn phản hồi các bình luận và không chậm trễ
Phản hồi kịp thời để độc giả biết mình tôn trọng ý kiến của họ, để họ biết chúng ta có đọc qua comment và quan trọng là một blogger webmaster chuyên nghiệp hay không là nằm ở phần giao lưu với độc giả tại phần comment. Hãy nhớ trả lời tất cả các bình luận trừ khi đó là spam thôi nha.
3. Biến comment thành một cuộc trò chuyện
Với website – blog, chưa quen biết nhiều thì tại sao lại không dành nhiều thời gian để tiến hành trò chuyện với độc giả (dù chỉ là 1 người) ở phần bình luận. Ngoài những câu bình luận xã giao như cảm ơn khi độc giả khen thay vào đó hãy hỏi ngược lại họ để họ trả lời…
Một phần, khi một độc giả nào đó comment trên blog bạn trở nên “quen tay” thì họ sẽ có thể thường xuyên comment trên website – blog của bạn vì bây giờ họ vào website – blog là để được trò chuyện, chém gió cùng bạn chứ không chỉ để đọc bài.
4. Tạo điều kiện cho độc giả theo dõi bình luận
Một vấn đề cực kỳ quan trọng nữa để vừa kích thích họ bình luận, vừa níu kéo độc giả rất hay đó là hãy tạo điều kiện cho độc giả luôn theo dõi các bình luận có liên quan đến họ. Cụ thể hơn là hãy cài thêm một chức năng cho phép gửi email thông báo đến đọc giả khi có một ai đó reply các bình luận của họ. Nếu bạn dùng WordPress thì có thể dùng plugin ReplyMe rất hiệu quả.
5. Khi độc giả gửi bình luận, hãy cho họ hưởng lợi ích
Điều này rất quan trọng và thường tình. Có lợi ích thì đốc giả sẽ tích cực bình luận hơn rất nhiều. Vậy cách nào để độc giả có thể hưởng lợi từ việc bình luận trên web / blog của bạn? Nếu dùng mã nguồn wordpress bạn có thể sử dụng một số cách sau đây:
A. Cho phép họ quảng bá bài viết mới trên blog của họ – Dùng plugin CommentLuv
B. Cho phép độc giả chèn link dofollow vào bình luận – dùng plugin CommentLuv Premium
C. Cho phép họ nhập website khi bình luận – cái này mặc định WordPress có rồi
D. Tạo một danh sách “5 người comment nhiều nhất” và đặt nó ở một vị trí thật dễ nhìn ở blog – dùng plugin Top Commentators
E. Đặc biệt, nếu bạn có blog liên quan đến việc đánh giá – review sản phẩm thì hãy dùng plugin WP Review Engine để cho phép độc giả gửi đánh giá sản phẩm ngay tại comment và đánh giá của họ có thể tác động đến số điểm của bài đánh giá.
Bấy nhiêu thôi đã đủ để bạn có thể tạo cho web / blog của mình có hệ thống bình luận chuyên nghiệp hấp dẫn
Cách tăng bình luận blog / web
6. Hỗ trợ chuyên nghiệp qua bình luận
Nếu bạn có website – blog liên quan đến công nghệ, kỹ thuật hay chủ đề nào đó mà luôn nhận được các bình luận có nội nội dung là các câu hỏi của độc giả thì hãy đặc biệt lưu ý đến các bình luận đó. Mình thấy có rất nhiều người có thói quen là hỗ trợ/hỏi đáp qua mail rất tốt nhưng các câu hỏi ở phần bình luận thì luôn bỏ qua hoặc trả lời rất sơ sài.
Theo như dự đoán và suy nghĩ của hướng dẫn seo, thì một độc giả khi mới vào website – blog thì phần lớn là họ comment trước khi gửi email, nghĩa là nếu như bạn phục vụ họ ở phần bình luận tốt thì sẽ dễ dàng có cảm tình với các độc giả mới. Vì vậy nếu có bắt gặp một câu hỏi nào, dù trả lời được hay không thì cứ nên trả lời họ một tiếng. Còn nếu nó nằm trong khả năng của bạn thì hãy hướng dẫn họ thật chi tiết. Vì các bình luận đó người khác sẽ thấy được, vừa giúp ích cho họ, vừa khẳng định sự nhiệt tình của các bạn.
7. Hạn chế kiểm duyệt bình luận
Đứng trên phương diện một độc giả, khi vào website – blog nào viết bình luận mà bình luận đó lại bị kiểm duyệt trước khi hiển thị lên thì ít có khả năng mình gửi bình luận thứ hai lắm vì dù gì chúng ta vẫn cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn khi được nhìn bình luận, tên của mình hiển thị lên website – blog đó. Còn nếu bạn sợ spam, thì cứ hãy dùng plugin Akismet nhé.
8. Đặt câu hỏi ở cuối bài
Nếu bạn muốn kích thích độc giả comment sau khi họ đọc bài xong thì hãy cứ đặt một câu hỏi dễ trả lời để độc giả có thể trả lời các câu hỏi đó, vì đôi khi trả lời các câu hỏi này là cơ hội để độc giả bày tỏ ý kiến hay quan điểm của mình nếu như họ đang chần chừ là có nên viết bình luận hay không.
Nhưng nói chung cũng đừng lạm dụng quá, cảm giác bài nào cũng có mấy câu hỏi nhằm câu comment ở cuối bài cũng khá là khó chịu, nó làm bài viết của bạn trở nên bị gò bó một cách khó hiểu.
9. Đừng bao giờ “ra luật” cho bình luận
Ở nhiều website – blog họ có cả một “chính sách bình luận” dài như một bài diễn văn rất hoa mỹ, nào là comment tôn trọng tác giả, không đả kích người khác, viết có dấu, không bố láo, comment đúng nơi quy định..bla…blah….Nếu đó là một website – blog cá nhân, mình hỏi bạn soạn ra cái đó làm chi cho mất công vậy?
Comment được xem là nơi trò chuyện, tán gẫu, nói phét và cả….đánh nhau, vì vậy hãy cứ tự phong khu vực comment là cái chợ đi, cho độc giả thoải mái phát biểu những gì họ đang nghĩ vì nếu lỡ không may mà có comment bậy bạ, gây war thì tự dưng bài đó sẽ sôi nổi thôi vì đối tượng comment bị ném đá từ các độc giả khác nếu họ thấy “ngứa mắt”. Nói thì nói cho vui vậy, nhưng nếu bạn tự đặt ra các “điều luật” và bắt độc giả phải gò bó theo cái khuôn đó mà bình luận thì cái tâm lý thoải mái ở độc giả không còn nữa, nó mất đi vẻ thân thiện ở một blog cá nhân rồi.
10. Không nên viết quá đầy đủ
Có một cái hơi hài đó là nếu bạn viết thiếu ý, nhất là các ý trọng tâm thì bài đó sẽ nhận được rất nhiều bình luận, tất nhiên là để họ có cơ hội “sửa sai” cho bạn. Nếu bạn có một bản kế hoạch chiến lược để câu comment thì nên chú ý đến cách viết bài, viết đủ thì không có gì cần phải bình luận thêm rồi, viết thiếu thì mới có vấn đề để tranh cãi chứ.
Nhất là đối với các câu hỏi của độc giả, hãy hạn chế làm cho bài viết thêm phần chuyên nghiệp bằng cách gom lại các câu hỏi của độc giả rồi làm 1 cái F.A.Q List ở cuối bài để người khác có thể tìm thấy nó khi cần, vừa dài dòng mà lại chưa chắc nó có thể giúp ích được nữa, cứ để khi nào họ muốn gì thì cứ bình luận và bạn sẽ giải đáp ở đó.
11. Đơn giản hóa quy trình gửi bình luận
Đơn giản ở đây nghĩa là tránh bật tính năng phải đăng ký hay đăng nhập một cái gì đó mới comment được, hãy làm sao đó để khách có thể dễ dàng gửi một bình luận trong thời gian nhanh nhất mà tránh điền các thông tin không cần thiết, tốt nhất là cứ như hệ thống comment mặc định của WordPress là ổn.
12. Comment ở website – blog người khác
Nếu bạn có website – blog thì đừng nên chỉ chú tâm vào blog mình mà hãy đi giao lưu, chịu khó comment ở các website – blog khác. Vì ngoài việc hỗ trợ mở rộng mối quan hệ của bạn thì nó cũng sẽ tạo cho bạn một thói quen, bởi vì trước khi muốn được ai đó bình luận trên blog mình thì hãy chủ động làm việc này trên blog của họ trước, hoặc nếu bản thân bạn không sẵn sàng bình luận ở các blog khác thì tại sao lại phải bắt người khác bình luận cho mình?
ZALO - THIẾT KẾ WEBSITE NINH BÌNH
ZALO - THIẾT KẾ WEB NINH BÌNH