GNO – Umami là một trong 5 vị quan trọng của thức ăn, mang lại vị ngọt tự nhiên, ngon miệng cho thức ăn bên cạnh các vị ngọt, đắng, chua và mặn.
Được dịch từ tiếng Nhật, umaimi có nghĩa là “dễ chịu, vị ngon miệng”, do có chứa amino acid L-glutamate.
Vị này có mặt tự nhiên trong cả protein động vật và thực vật. Ngoài ra, nhiều thực phẩm còn chứa một lượng glutamate ở dạng sodium glutamate, monosodium glutamate hay MSG. Loại glutamate tự do, được tinh chế công nghiệp thành bột ngọt – loại phụ gia được yêu thích, đặc biệt trong ẩm thực ở châu Á.
Chúng ta có thể tận dụng umami trong một số loại thực phẩm sau và không cần phải nêm thêm bột ngọt, các chất điều vị khác mà món ăn vẫn có vị ngon, ngọt tự nhiên.
1. Cà chua
Cà chua chứa nhiều glutamate và vị umami với 246 mg glutamate tự do trong 100 g cà chua – theo Hiệp hội Glutamate (Hoa Kỳ). Cà chua chín có hàm lượng gluatamate tự nhiên cao hơn.
Cà chua là một trong những thực phẩm có vị ngọt tự nhiên – Ảnh minh họa
2. Rong biển
Rong biển, tảo biển nằm trong số thực phẩm umami có hàm lượng glutamate cao. Tùy thuộc vào loại rong biển, mức glutamate có thể dao động từ 1.200 – 3.000 mg trong 85 g rong biển.
3. Trà xanh
Trong 100 g trà xanh có chứa khoảng 32 mg glutamate. Bên cạnh đó, trà xanh còn có hàm lượng cao amino acid theanine, tương tự như glutamate và có vị umami.
4. Các loại hạt
Hạt dẻ cười và hạt hạnh nhân là nguồn cung cấp vị umami cho người ăn chay. 100 g hạt dẻ cười chứa khoảng 658 mg glutamate tự do.
5. Nấm
Ngoài cung cấp protein thực vật, nấm có thể thay thế cho vị của thịt vì có chứa nhiều hợp chất liên quan đến umami. Có khoảng 180 mg glutamate trong 100 g nấm.
6. Măng tây
Măng tây là loại rau xanh có vị umami. Trung tâm Thông tin Umami gợi ý có thể kết hợp măng tây với tương miso và cơm tạo có được món ăn chay ngon miệng và tốt cho sức khỏe.
Đức Hòa(theo Reader’s Digest)