Hosting thông dụng hiện nay để chạy website WordPress, PHP dựa theo nhiều tiêu chí mà các bạn có thể lựa chọn phù hợp cho mình. Hiện nay, hosting được chia thành 5 loại như sau:
1. Free hosting – hosting miễn phí
Hosting miễn phí nghĩa là một dịch vụ cho phép người dùng có thể đăng ký một gói hosting với chi phí bằng không. Loại hosting này thường được những người mới tìm hiểu làm web hoặc chưa có kinh phí thuê host riêng tìm kiếm và chọn lựa.
Free hosting là lựa chọn thích hợp cho người mới tìm hiểu về web hoặc có ít kinh phí.
Ưu điểm của hosting miễn phí:
– Hoàn toàn miễn phí, không mất tiền thuê hàng tháng để làm website.
– Không đòi hỏi nhiều hiểu biết về mặt kỹ thuật để quản trị.
Nhược điểm của hosting miễn phí:
– Đa phần hosting này không hỗ trợ thêm domain riêng.
– Tài nguyên được phép sử dụng không cao, thậm chí rất thấp.
– Tốc độ chậm.
– Bảo mật cực kỳ kém.
– Nhiều nhà cung cấp yêu cầu người dùng phải treo quảng cáo lên website.
– Cấu hình phần mềm đa phần bị lỗi thời và dễ gặp lỗi khi cài WordPress.
2. Shared hosting – hosting sử dụng chung tài nguyên
Shared hosting không phải là loại hosting do người khác chia sẻ miễn phí đến bạn. Shared hosting nghĩa là các gói hosting (bao gồm miễn phí và trả phí) được sử dụng chung một nguồn tài nguyên trên máy chủ như RAM, CPU, dung lượng đĩa, băng thông… Các gói shared hosting này đều nằm trên chung một máy chủ vật lý.
Shared hosting là gói hosting được sử dụng chung nguồn tài nguyên trên máy chủ.
Ưu điểm của shared hosting:
– Dễ sử dụng vì luôn có control panel (bảng điều khiển) riêng.
– Bất cứ ai cũng thể sử dụng được, làm quen chỉ mất vài giờ.
– Được kỹ thuật viên hỗ trợ kỹ thuật khi có sự cố, lỗi.
– Giá rẻ, thường có giá dao động từ $2 cho đến $12/tháng.
– Người dùng có thể cài nhiều website lên một gói shared hosting.
– Có thể cài các phần mềm cần thiết để chạy website.
– Người dùng chỉ cần mua shared hosting về rồi vào cài mã nguồn WordPress lên là được.
– Tốc độ cao với điều kiện bạn mua shared host tại các nhà cung cấp uy tín.
Nhược điểm của shared hosting:
– Bị giới hạn tài nguyên sử dụng, có một số nhà cung cấp thì giới hạn CPU, một số nhà cung cấp giới hạn băng thông, dung lượng…
– Bảo mật tương đối vì dùng chung một hệ thống server nên nếu các website khác trên server bị tấn công thì người dùng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.
– Thỉnh thoảng sẽ bị mất thời gian kết nối, khiến website không truy cập được.
– Chỉ thích hợp với các website nhỏ và vừa (khoảng 0 đến 5000 lượt truy cập mỗi ngày).
3. Virtual Private Server (VPS) – Máy chủ ảo riêng
VPS cũng có chức năng như các loại hosting khác, vì nó cũng nằm trên một server vật lý. Nhưng cái khác là nó được cấp một lượng tài nguyên nhất định để sử dụng độc lập, không ảnh hưởng bởi các website khác trên cùng một server. Chúng tôi nhận thấy rằng, nếu như website bạn phát triển vượt quá mức tài nguyên cho phép của các dịch vụ shared hosting thì giải pháp tối ưu mà bạn nên hướng đến đó là chính các dịch vụ VPS.
Virtual Private Server được cấp một lượng tài nguyên nhất định để sử dụng độc lập.
Nếu như ở shared hosting, bạn đã được cài sẵn hệ điều hành, các ứng dụng liên quan để chạy website thì ở VPS lại khác. Nó sẽ không được cài gì cả, ngoại trừ hệ điều hành như Microsoft Windows Server, Ubuntu, CentOS, Debian, Fedora… Do đó, bạn có thể tự chọn hệ điều hành, nhiều nhà cung cấp VPS hiện nay đều hỗ trợ khách hàng tự cài lại hệ điều hành khi có vấn đề. Thường thì giá trung bình cho một dịch vụ VPS ở thời điểm này khoảng từ $15/tháng đến $300/tháng, tùy theo mức độ của nó.
Ưu điểm của VPS:
– Tốc độ cao do không bị ảnh hưởng bởi các website khác.
– Bảo mật tốt vì không bị ảnh hưởng bởi các "láng giềng" bên cạnh.
– Tự do tùy chỉnh mọi thiết lập trong server để web chạy tốt nhất.
– Cài bao nhiêu phần mềm tùy thích của người sử dụng.
Nhược điểm của VPS:
– Người dùng cần có kiến thức về quản trị mạng máy tính và hiểu cơ chế hoạt động của nó, người tay ngang khó sử dụng.
– Nếu không tự quản trị được, người dùng sẽ mất chi phí các dịch vụ quản trị VPS khoảng từ $45 đến $100 mỗi tháng.
– Người dùng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về dữ liệu được lưu trên đó, trừ khi bạn có dùng thêm các dịch vụ hỗ trợ backup VPS.
4. Dedicated Server – Máy chủ riêng
Dedicated Server được đánh giá là một lựa chọn cao cấp dành cho các website lớn hoặc cần nhiều tài nguyên hơn cả VPS. Dedicated Server có nghĩa là thuê cả một máy chủ riêng được đặt trong hệ thống. Cách sử dụng nó có thể gọi là gần giống như VPS nhưng bạn sẽ có nhiều quyền hạn hơn, tài nguyên dồi dào hơn và tất nhiên bảo mật tốt hơn. Quản trị Dedicated Server được thông qua IPIM và KVM. Hiện nay, giá của một Dedicated Server thường ít nhất rơi vào khoảng $100/tháng và thậm chí cao nhất có thể lên đến vài nghìn đô la Mỹ.
Ngoại trừ giá thành đắt đỏ thì Dedicated Servers là sự lựa chọn tốt dành cho website lớn.
Ưu điểm của Dedicated Server:
– Chịu được lượng truy cập cực lớn trong thời gian.
– Tài nguyên sử dụng dồi dào.
– Tự ý cài hệ điều hành và phần mềm tùy thích.
– Bảo mật tối đa.
Nhược điểm của Dedicated Server:
– Những người không chuyên sẽ rất khó sử dụng.
– Khách hàng sẽ tự quản trị server, nếu thuê giá có khi sẽ bằng một nửa giá thuê server.
– Tự chịu trách nhiệm các dữ liệu của bạn.
– Giá cả đắt đỏ.
5. Cloud hosting
Cloud hosting là loại hosting sử dụng công nghệ điện toán đám mây – Cloud Computing. Tức là một mạng nhiều máy chủ tập hợp lại thành một mạng đám mây và cho phép người dùng truy cập nó cùng thời điểm. Nói một cách chính xác hơn, nghĩa là nhiều máy tính tập hợp lại và cung cấp tài nguyên cho người dùng.
Cloud Hosting cải thiện các nhược điểm của VPS và Dedicated Server.
Cloud hosting là một mô hình web hosting mới được sử dụng rộng rãi vài năm gần đây, mô hình này đáp ứng được một số nhược điểm của VPS và Dedicated Server cũng như cải thiện hiệu suất sử dụng lên khá nhiều lần. Hiện nay, hầu hết các mô hình Cloud hosting đều áp dụng vào việc tạo Cloud VPS hoặc Cloud Dedicated Server. Giá cả về dịch vụ Cloud hosting khoảng từ $5 đến $500 mỗi tháng.
Ưu điểm của Cloud hosting:
– Sử dụng nhiều tài nguyên hơn.
– Tiết kiệm chi phí.
– Thời gian khởi tạo server cho khách hàng nhanh và có thể hoàn toàn tự động.
– Người dùng có thể xóa nếu không dùng nữa.
– Có đầy đủ quyền quản trị, chẳng hạn như VPS hoặc Dedicated Server.
– Hỗ trợ nhiều data center ở khắp các châu lục.
Nhược điểm của Cloud hosting:
– Dịch vụ nếu kiêm luôn phí quản trị nên giá hơi cao.
– Không dành cho newbie.
– Bị phụ thuộc vào mạng đám mây, nếu nó offline thì người dùng cũng offline.
– Khó nhận được hỗ trợ tối ưu vì hệ thống quá lớn, các kỹ thuật viên mất rất nhiều thời gian để tiến hành hỗ trợ.
Chúc bạn vui vẻ!
Nguồn: Internet