Hướng Dẫn Sử Dụng Google Analytics Cho Người Mới Bắt Đầu

Tuy nhiên với những người lần đầu tiếp xúc và sử dụng thì Google Analytics quả là một điều vô cùng khó khăn.

Google Analytics chính là công cụ thống kê hiệu quả nhất dành cho những website đang kinh doanh buôn bán thông qua internet. Đây cũng chính là một trợ thủ đắc lực và không thể thiếu cho các bạn đang làm SEO.

Google Analytics sẽ phân tích và cung cấp cho bạn biết tất tần tật thông tin về khách hàng: lượt truy cập vào trang web của bạn, độ tuổi, giới tính, từ khóa mà khách hàng có xu hướng tìm kím nhiều nhất, bài viết, sản phẩm được quan tâm nhiều nhất…. Từ đó có thể giúp bạn nắm rõ hơn về khách hàng đồng thời đưa ra kế hoạch phát triển SEO hiệu quả nhất.

Tuy nhiên với những người lần đầu tiếp xúc và sử dụng thì Google Analytics quả là một điều vô cùng khó khăn.

 

Google Analytics không dễ để sử dụng hết chức năng được Google xây dựng sẵn

 

1. Thiết lập Google Analytics cho website của bạn

 

Để cài đặt Google Analytics cho website bạn thực hiện các bước sau:

–    Truy cập vào trang web chính thức của Google Analytics để tạo tài khoản (bằng tài khoản gmail bạn hay sử dụng) và chọn đăng ký
–    Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu về Website mà bạn muốn hướng đến
–    Nhận ID để theo dõi trang web đó è  khi có ID/mã mà Google Analytics cung cấp bạn đã có thể theo dõi website mà bạn mong muốn.

Điều bạn cần quan tâm tiếp theo chính là xem tất cả các thông báo, báo cáo mà Google Analytics cung cấp cho bạn. Thông báo phân tích quan trọng đầu tiên chính là các thông tin phân tích từ sự thu hút.

 

Phân tích sức thu hút là dữ liệu quan trọng để đánh giá website có thu hút khách hàng hay không

 

2. Acquisition – phân tích sức thu hút

 

Bạn có thể nhấp vào bất kì một hình sản phẩm bất kì và phóng to nó lên để xem thông tin. Đây là một bảng rất quan trọng nó sẽ giúp cho người quản trị trang web thấy được sơ đồ về cách thức mà khách hàng tiếp cận website của mình như: từ khóa nào được tìm kiếm nhiều trên google, các trang mạng xã hội…và tỉ lệ cụ thể của kênh, phương tiện nào mà được tìm đến và truy cập nhiều nhất chiếm tỉ lệ cao nhất. Từ đó giúp bạn có thể lập ra một kế hoạch phát triển hợp lý hơn cho website của mình.

 

Phân tích hành vi giúp người quản lý web lên chiến lược nội dung phù hợp

 

3. Behavior – phân tích về hành vi

 

Đây là chức năng cung cấp cho chủ website về nội dung từng trang web, những trang web có nội dung tương tự trang web của bạn, cùng tên với trang web của bạn, tốc độ tải của trang web, phản ứng của khách hàng khi vào website của bạn, họ sẽ tìm hiểu kỹ về sản phẩm, bài viết nào đó hay nhanh chóng thoát ra và trang nào thường xuyên bị như vậy… Từ đó giúp bạn có thể cải tiến trang web của mình về nội dung cũng như kỹ thuật để có thể thu hút khách hàng hơn.

 

Phân tích đối tượng là công cụ hữu ích cho các website bán hàng

 

4. Audience – phân tích về đối tượng

Một website tồn tại được phải nhờ vào đối tượng khách hàng truy cập vào nó. Chính vì thế chức năng phân tích về đối tượng khách hàng của Google Analytics sẽ cung cấp cho bạn nắm được những thông tin của khách hàng như: nơi ở, giới tính, địa điểm truy cập, phương tiện truy cập bạn tìm kiếm trang web thông qua điện thoại, máy tính, .., thông qua mạng gì,  số lần khách hàng truy cập, truy cập trong thời gian bao lâu, tổng số khách hàng cũ và mới, khách hàng mới chiếm bao nhiêu, tỷ lệ thoát ra của khách hàng,..

Tất cả các thông tin trên rất hữu ích trong việc giúp bạn khoanh vùng đối tượng, thay đổi kịp thời để phù hợp với thị hiếu của khách hàng để giữ chân ở lại với website và thu hút những khách hàng tìm năng khác.

Sau khi nắm rõ các chức năng cơ bản như đã nêu ở phần trên chúng ta sẽ đến với cấp độ cao hơn trong Google Analytics đó chính là những chức năng nâng cao.

 

Events không mang lại nhiều dữ liệu cần thiết cho người quản lý website.

 

5. Events – phân tích thông báo về sự kiện

 

Là tất cả các hoạt động mà người dùng có thể tương tác với trang web, có thể được theo dõi độc lập với một trang web. Các sự kiện trên trang gồm những hình thức: yêu cầu tải xuống, nhấp chuột vào trang,…Các sự kiện thường được dùng để theo dõi, thu thập các tương tác của khách hàng với những nội dung sẳn có của trang web.

 

Mục tiêu chuyển đổi cũng là dữ liệu cần thiết và cực kỳ quan trọng

 

6. Conversion Goals – Mục tiêu chuyển đổi

 

Khi bạn thiết lập mục tiêu trong Google Analytics bạn sẽ thấy được những chuyển đổi mà website của bạn nhận được từ khách hàng để đi đến tổng quan. Đồng thời thấy được các đường dẫn mà khách hàng truy cập khi đã hoàn thành việc chuyển đổi. Các bảng trong Google Analytics sẽ kết hợp các dữ liệu cụ thể với những chuyển đổi của bạn.

 

Moz là một phần mềm bên ngoài Google Analytics hỗ trợ công cụ giúp đánh giá,

nhận xét về đối thủ cạnh tranh của bạn

 

7. Moz là gì?

 

Đây là một phần mềm bên ngoài Google Analytics hỗ trợ công cụ giúp đánh giá, nhận xét về đối thủ cạnh tranh của bạn. Cũng như đánh giá tên miền website để giúp xếp hạng các từ khóa tìm kiếm, mức độ phổ biến của nó….Để  bạn có thể triển khai những từ khóa phổ biến được sử dụng nhiều và sửa kịp thời các từ khóa không đúng với nhu cầu người dùng.

Hy vọng tất cả những thông tin trên sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích giúp cho các bạn không cảm thấy ngần ngại và tự tin hơn để sử dụng Google Analytics cho website của mìnhnhé.

Matbao: Sưu tầm

 

Hướng Dẫn Sử Dụng Google Analytics Cho Người Mới Bắt Đầu
ZALO - THIẾT KẾ WEBSITE NINH BÌNH
ZALO - THIẾT KẾ WEB NINH BÌNH